fbpx
Friday, April 26, 2024
HomeGiải bài tập lớp 10Giải bài tập Sinh học 10Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

I. Axit đêôxiribônuclêic

1. Cấu trúc của ADN

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic | Lý thuyết Sinh học 10 đầy đủ, chi tiết nhất

* Cấu trúc hoá học

– ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu).

– Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribôza: C5H10O4

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong có 4 loại bazo nito là A, T, G, X.

– Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinuclêotit.

– Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro giữa các bazo nito của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

* Cấu trúc không gian

– Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

– Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

2. Chức năng của ADN

– Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

II. Axit ribônuclêic

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic | Lý thuyết Sinh học 10 đầy đủ, chi tiết nhất

1. Cấu trúc của ARN

– Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành

– Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học : C,H,O,N, P.

– Một đơn phân ( nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:

+ Đường ribôzơ: C5H10O5

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong 4 loại A, U, G, X.

– Đa số các loại phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit

– Có 3 loại ARN:

+ mARN: Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng

+ tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN.

+ rARN: Cấu trúc một mạch nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vung xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng của ARN

– mARN: là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã, truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.

– tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.

– rARN: là thành phần chủ yếu của ribôxôm địa điểm sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit, chứa 90% tổng hợp ARN của tế bào và 70-80% loại prôtein.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

15 COMMENTS

Comments are closed.

Most Popular