fbpx
Saturday, April 27, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinCử nhân nhóm ngành khoa học liệu có lo thất nghiệp trong...

Cử nhân nhóm ngành khoa học liệu có lo thất nghiệp trong xã hội…

Bên cạnh một số ngành đứng trước nguy cơ thừa nhân lực, có một nhóm ngành mà khoa xã hội hiện đại luôn cần: Khoa học Vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Công nghệ Hóa học và Công nghệ sinh học. Dưới đây là thông tin về mục đích đào tạo, triển vọng nghề nghiệp của các ngành học này để thí sinh tham khảo.

Khoa học vật liệu là một khoa học liên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các vật liệu. Các khoa học tham gia vào việc nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học.

Mục tiêu đào tạo: Đáp ứng sự phát triển của khoa học vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ nano được nhà nước xác định là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất nước.

Học Khoa học Vật liệu, sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học công nghệ các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, vật liệu nanô, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… những vật liệu nền tảng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên ngành Khoa học vật liệu đủ năng lực làm việc ở các hãng công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, của nước ngoài, các trường đại học. Đặc biệt, nếu tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi,  có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ được tạo điều kiện học tập và nghiên cứu ở các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản

Xu hướng tương lai của ngành này khá rộng mở. Cả nước hiện nay mới chỉ có khoảng vài trăm cán bộ khoa học và công nghệ hạt nhân. Trong khi đó, Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 2.000 MW tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận, dự kiến vận hành vào năm 2020.

Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng: Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.

Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện Công nghệ Quốc gia, các trường ĐH, CĐ, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, trong ngành Năng lượng hạt nhân…

Cạnh đó, sinh viên có cơ hội làm việc trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân như ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kĩ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Mục tiêu đào tạo:Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về Hoá học và kiến thức chuyên sâu về Công nghệ các quá trình Hóa học, tiếp cận những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. có khả năng ứng dụng công nghệ giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường.

Ngành Công nghệ hóa học hiện có các chuyên ngành đang được đào tạo là Công nghệ hữu cơ – hóa dầu, Công nghệ hợp chất cao phân tử, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Công nghệ vật liệu silicat, Công nghệ các hợp chất vô cơ và phân bón hóa học, Công nghệ in, máy và thiết bị công nghiệp hóa chất – dầu khí, Công nghệ hóa học môi trường, hóa dược phẩm… Ngoài ra tại nhiều trường ĐH, CĐ khác cũng đào tạo ngành hóa học, chuyên sâu về nghiên cứu khoa học.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như các cơ quan nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra còn có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như ximăng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt bôi trơn, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, xử lý nước thải, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử, dược phẩm, công nghệ sinh học…

Công nghệ sinh học đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các quốc gia phát triển luôn ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng cao. CNSH được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao và các nước phát triển trên thế giới đã và đang ứng dụng hiệu quả như Mỹ, Nhật, Thái Lan,…Ngành này không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn là ngành học của sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những kiến thức cơ bản về các nguyên lý và quá trình sinh học, về sinh học thực nghiệm, các phương pháp thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng công nghệ Sinh học vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên khi tốt nghiệp có đủ năng lục làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các khu chế xuất, các khu công nghiệp tập trung, các công ty liên doanh, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất và kinh doanh liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, THPT hoặc được đào tạo tiếp thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular