Bài 1 trang 72 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào bảng 40.1 trong SGK Địa lí 12, hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình khai thác dầu thô của Đông Nam Bộ và nêu nhận xét về ảnh hưởng của ngành công nghiệp này đến sự phát triển kinh tế của vùng:
Lời giải:
Nhận xét: Nhìn chung sản lượng dầu thô của vùng tăng nhanh và liên tục.
– Giai đoạn 1986 – 1998: đây là thời kì đầu nước ta khai thác dầu thô, sản lượng dầu thô của vùng tăng rất nhanh từ 40 nghìn tấn (1986) lên 12500 nghìn tấn (1998), gấp 312 lần.
– Giai đoạn sau 1998 – 2005: sản lượng dầu thô tiếp tục tăng lên mức ổn định hơn, từ 12500 nghìn tấn (1998) lên 18519 nghìn tấn (2005), gấp 1,5 lần.
Bài 2 trang 72 Tập bản đồ Địa Lí 12:Từ bảng số liệu đã cho, hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như của cả nước trong giai đoạn 1996 – 2005 (điền số liệu đã tính vào bảng dưới đây).
Lời giải:
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế (tỉ đồng)
Tỉnh, thành phố | 1996 | 2000 | 2005 |
Cả nước | 149.433 (100%) | 336.100 (225%) | 991.049 (663%) |
Đông Nam Bộ | 74.187 (100%) | 184.141 (248%) | 550.500 (742%) |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 17.197 (100%) | 48.225 (280%) | 116.064 (675%) |
Bình Dương | 3.650 (100%) | 14.211 (389%) | 80.091 (2194%) |
Bình Phước | 84 (100%) | 442 (526 %) | 2.144 (2552%) |
Đồng Nai | 9.440 (100%) | 32.544 (345%) | 104.894 (1111%) |
Tây Ninh | 775 (100%) | 1.351 (174%) | 5.325 (687%) |
TP. Hồ Chí Minh | 43.041 (100%) | 87.368 (203%) | 241.982 (562%) |
Bài 3 trang 73 Tập bản đồ Địa Lí 12: Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế, hãy giải thích tình hình phát triển công nghiệp của vùng cũng như của từng tỉnh, thành phố:
Lời giải:
Cả vùng:– Công nghiệp Đông Nam Bộ chiếm > 50% cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng lên nhanh và liên tục. Nguyên nhân vì:
– Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất công nghiệp: địa hình khí hậu, nguồn nước thuận lợi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp; nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (nông sản, khoáng sản- dầu khí, thủy sản, năng lượng…).
– Lao động dồi dào, trình độ cao, thị trường rộng lớn, khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách nhà nước trong phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Giao thông phát triển, vị trí địa lý tiếp giáp vùng biển với các cảng biển lớn thuận lợi thông thương, giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Nhóm tỉnh, thành phố:– Các tỉnh phát triển công nghiệp mạnh nhất là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai. Đây là các tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí (cảng biển, gần các trục giao thông quan trọng), nguyên liệu tại chỗ dồi dào (nông sản, năng lượng), khí hậu địa hình thuận lợi để xây dựng nhà máy xí nghiệp. Dân cư lao động dồi dào, có trình độ cao, thị trường rộng lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước…
– Các tỉnh còn lại chủ yếu nằm ở vùng phía Tây và phía Bắc của vùng, đây là khu vực tập trung các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta, giá trị sản xuất của vùng chủ yếu nghiêng về thế mạnh nông nghiệp với các sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu (hồ tiêu, cao su, điều, cà phê).