fbpx
Friday, April 26, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn VănTổng hợp chủ đề phong cách và chức năng ngôn ngữ Văn...

Tổng hợp chủ đề phong cách và chức năng ngôn ngữ Văn học lớp 12

Phong cách và chức năng ngôn ngữ là phần nội dung quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các đề thi môn Văn. Học sinh lớp 12 cần phải tập trung ôn thi để nắm chắc kiến thức phần này.

văn 2– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

Ví dụ: “Anh Mịch nhăn nhó nói:

– Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

– Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

– Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.

– Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?

– Ðối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.

– Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Ðứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù”.

( Nguyễn Công Hoan)
– Phong cách ngôn ngữ khoa học: 

Ví dụ: “Cái mô hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là có tính khách quan và chặt chẽ nhất là mô hình ICs  ( với lối phân tích lưỡng phân liên tục, từ S (tức Sentence đến NP, VP ( tức noun phrase, verb phrase) rồi đến những thành tố trực tiếp khác trong lòng chúng cho đến hình vị cuối cùng), nhưng áp dụng nó vào việc tạo sinh câu thì vẫn có thể tạo ra những câu kỳ quặc kiểu như The colorless green ideas sleep furiously”.

(Những tư tưởng không màu màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)!

văn 3– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Ví dụ:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc?

Khi lòng ta đã hoá những con tàu,

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?

( Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)

– Phong cách ngôn ngữ hành chính:

Ví dụ:

“Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….o0o…….

ĐƠN ỨNG TUYỂN

Kính gửi: ………………………………………………………………………………………

Tên tôi là:……………………………………………………………………………………….

Sinh năm :……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ :…………………………………………………………………………………………

Theo thông tin tuyển dụng của Quý công ty trên Careerlink.vn, tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư cơ khí mà Quý công ty đang có nhu cầu Tôi tốt nghiệp trường ĐH ABC chuyên ngành Kỹ sư cơ khí chế tạo máy.

Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc cho công ty cung cấp các thiết bị an toàn sử dụng cho ngành dầu khí, sản xuất sơn, xăng dầu, khai khoáng.

Ở vị trí này tôi có kinh nghiệm trong việc làm việc với khách hàng để nắm bắt yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, sử dụng các chương trình chuyên ngành vẽ thiết kế cơ khí , triển khai sản xuất theo yêu cầu.

Do đó tôi khá thông thạo phần mềm thiết kế 2D, 3D: Autocad, Catia, Pro/E… Ngoài ra tôi còn có thể sử dụng tiếng Anh khá, đặc biệt có thể biên dịch các tài liệu chuyên ngành, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm.

Tôi cũng sẵn sàng đi công tác xa và làm thêm giờ theo yêu cầu của công việc. Tôi tin rằng với kỹ năng và kinh nghiệm như trên tôi có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Quý công ty giao phó.

Tôi hy vọng có cơ hội đóng góp công sức vào sự phát triển của Quý công ty. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần trao đổi vấn đề gì, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: …             Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

Hồ Chí Minh,ngày ….. tháng ….. năm 201…..

Người làm đơn

– Phong cách ngôn ngữ báo chí:

Ví dụ:

“Sáng nay 15.10, PV Thanh Niên đã theo đoàn kiểm tra của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình vào rốn lũ Phong Nha. Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực này bị ngập rất sâu, nhiều nơi lên đến 3 m. Nặng nhất ở trung tâm Phong Nha, nơi có trụ sở Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng và chợ Phong Nha, tất cả chìm sâu trong nước lũ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, lực lượng chức năng như Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, quân sự đã có mặt để điều tiết giao thông, tránh những nguy hiểm cho du khách.”

– Phong cách ngôn ngữ chính luận:

Ví dụ: “Ai dám bảo cuộc Cách mạng tháng Tám của ta là cuộc đảo chính? Ðảo chính là hai bọn thống trị trong nước hất cẳng nhau. Bọn này quật đổ bọn kia để lập chính phủ mới, nhưng căn bản chế độ cũ vẫn để nguyên. Ðằng này nhân dân bị áp bức nổi dậy tự giải phóng giành chính quyền, sao gọi là đảo chính?”

(Tổng hợp)

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular