fbpx
Friday, April 26, 2024
HomeGiải bài tập lớp 12Giải bài tập Vật lý 12Chương 8 - Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Chương 8 – Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Bài 1 (trang 216 SGK Vật Lý 12): Trình bày cấu tạo của hệ Mặt Trời

Lời giải:

Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.

Bài 2 (trang 216 SGK Vật Lý 12): Mặt Trời có vai trò gì trong hệ Mặt Trời?

Lời giải:

Lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cả hệ. Nguồn năng lượng của Mặt Trời là phản ứng tổng hợp hạt nhân, trong đó các hạt nhân hidro được tổng hợp thành hạt nhân heli.

Bài 3 (trang 216 SGK Vật Lý 12): Phân biệt hành tinh và vệ tinh.

Lời giải:

Hành tinh là thiên thể lớn, chuyển động quanh Mặt Trời.

Vệ tinh là thiên thể nhỏ, chuyển động quanh hành tinh.

Ví dụ : Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Trái Đất là hành tinh.

Mặt Trời là vệ tinh của Trái Đất. Mặt trăng chuyển động quanh Trái Đất.

Bài 4 (trang 216 SGK Vật Lý 12): Tiểu hành tinh là gì?

Lời giải:

Hành tinh nhỏ là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Hỏa Tinh và Mộc Tinh.

Bài 5 (trang 216 SGK Vật Lý 12): Những hành tinh nào thuộc nhóm Trái Đất và những hành tinh nào thuộc nhóm Mộc tính ? Nêu những đặc điểm chung của các hành tinh trong mỗi nhóm.

Lời giải:

Những hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Đó là các hành tinh “nhỏ”, nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng riêng tương đối lớn. Tuy nhiên mỗi hành tinh trong nhóm chỉ có rất ít hoặc không có vệ tinh, chúng ở gần Mặt Trời nên nhiệt độ rất cao.

Những hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh gồm : Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh, chúng là các hành tinh “lớn”, có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng khối lượng riêng nhỏ. Chúng là một khối khí hoặc một nhân rắn hoặc lỏng, bao bọc xung quanh là các lớp khí rất dày. Chúng có rất nhiều vệ tinh.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular