fbpx
Saturday, April 27, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn VănGợi ý giải chi tiết đề thi thử môn Ngữ văn THPT...

Gợi ý giải chi tiết đề thi thử môn Ngữ văn THPT quốc gia Sở GD&ĐT Đồng Tháp 2019

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Câu hỏi: Chỉ ra những việc tác giả khuyên hãy làm khi còn trẻ được nêu trong đoạn trích.

Gợi ý đáp án: HS cần đọc kĩ văn bản và tìm những lời khuyên “hãy làm khi còn trẻ”. Những lời khuyên hãy làm khi còn trẻ được nêu trong đoạn trích là:

HS có thể lựa chọn vừa đồng tình, vừa không đồng tình: HS sẽ kết hợp 2 cách trả lời trên.

Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kì thành công vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác.

Câu 2:

Câu hỏi: Theo tác giả, kiểu tư duy nào “khiến mình nghèo miết”?

Gợi ý đáp án: (HS cần đọc kĩ văn bản và tìm cách lí giải của tác giả – có trong đoạn đọc hiểu, HS có thể tóm tắt ý tác giả).

Theo tác giả, kiểu tư duy nào “khiến mình nghèo miết”? Là kiểu tư duy “khôn”, kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”.

Câu 3:

Câu hỏi: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Rẽ phải trong khi mọi người rẽ trái?

Gợi ý đáp án: (Đây là câu hỏi đòi hỏi tư duy hiểu biết của HS. HS cần tư duy theo ý hỏi của đề và đọc kĩ cả các câu xung quanh để tìm ý trả lời).

Ta có thể hiểu về ý kiến: rẽ phải trong khi mọi người rẽ trái?

Họ có tư duy độc lập, có quyết định không theo đám đông, không cam chịu một cuộc sống đời thường nhạt nhòa… rồi chết.

Câu 4:

Câu hỏi: Anh/ chị đồng tình với quan niệm: Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí trí nhất? Vì sao?

Gợi ý đáp án: (Đây là dạng câu HS có thể đưa ra quan điểm của cá nhân đồng tình hay không đồng tình với ý kiến. Tuy nhiên HS phải đưa ra lí giả cụ thể cho sự lựa chọn của mình)

Nếu Không đồng tình: HS có thể lí luận và chỉ ra cũng có nhiều ông chủ vĩ đại vốn đã được sinh ra từ những gia đình giàu có, thậm chí họ được thừa hưởng lại cơ ngơi của gia đình và cứ thế sự nghiệp của họ không ngừng phát triển thành đạt….

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Câu hỏi: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của tư duy đối với thành công của mỗi người.

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn, dung lượng khoảng 200 chữ; HS nêu được luận điểm, thao tác và cách lập luận, diễn đạt rõ ràng.

2.Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả:

– HS nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần đọc hiểu gợi cho em nhiều suy nghĩ về “tầm quan trọng của tư duy đối với thành công của mỗi người”.

– HS cần giải thích được vấn đề “Tư duy” là gì: Tư duylà phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó… Câu nói nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy với thành công của mỗi người.

– HS phân tích và chứng minh: tầm quan trọng của tư duy đối với thành công của mỗi người (cần có dẫn chứng minh họa cụ thể).

+ Con người trong quá trình tư duy có những nhận thức đúng đắn về thế giới, về bản chất sự vật. Và cụ thể là nhận thức về công việc, tình yêu, sự nghiệp, học hành… thì họ sẽ làm việc, học tập, lao động theo hướng tích cực đúng đắn hơn.

+ Trong quá trình tư duy, con người cũng sẽ có cảm xúc với những gì mình làm và từ đó họ có thái độ tích cực yêu – ghét; khen – chê; và nỗ lực để đến với thành công hơn.

+ Trong quá trình tư duy, ý chí, lí tưởng, mục đích của con người cũng rất rõ rõ ràng và tích cực; nó cũng là động lực để con người hành động cụ thể và không ngừng thay đổi phù hợp khi gặp phải khó khăn…

+ Người có sự tư duy rõ ràng là người sống có lí trí, có tình cảm và còn có cả hành động mục tiêu cụ thể, do vậy họ rất khoa học trong công việc cuộc sống và vì vậy họ rất thành công…

– HS bình luận, bàn bạc mở rộng vấn đề và liên hệ thực tế: Phê phán những người không có tư duy; tư duy không mạch lạc; có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống; dẫn đến những biểu hiện cảm xúc và thái độ  không tốt khi đối diện với những tác động xảy đến…

– Bài học rút ra:

Câu 2: Nghị luận Văn học (5.0 điểm)

Đề cho 2 dữ kiện là 2 đoạn văn của bài “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, và yêu cầu HS: Phân tích hình ảnh con sông Đà qua 2 góc nhìn trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của dòng sông này.

Gợi ý đáp án:

Xác định yêu cầu của đề:

– Yêu cầu cơ bản của đề là thí sinh cảm nhận vẻ đẹp sông Đà qua 2 góc nhìn trên.

– Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh) là: Từ đó làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sông này.

3. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo:

A. Mở bài – nêu vấn đề của đề bài

– Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà”; giới thiệu khái quát về dòng sông Đà trong tác phẩm (đặc biệt được thể hiện hai qua đoạn trích của đề bài).

– Từ đoạn trích trên giúp em cảm nhận được vẻ độc đáo của dòng sông này; qua đó cũng thêm hiểu hơn phong cách viết văn của nhà văn Nguyễn Tuân.

B. Thân bài – triển khai vấn đề

1. Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà qua đoạn 1:

– Đoạn văn 1 miêu tả sự hung bạo của dòng sông Đà ở đoạn “những cảnh đá bờ sông”

+ Cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Những vách đá cao vút, dựng đứng “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn  “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. 

Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

+ Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm, bí ẩn của dòng sông. Một nơi lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn với những vách đá cao vút, vững chãi giờ đây đang trở nên nguy hiểm vô cùng. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong, chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Khái quát vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Đà:

+Bên cạnh sự hung bạo, sông Đà còn hiện lên với những nét nên thơ, trữ tình như ở đoạn 2.

+ Từ trên cao nhìn xuống, tác giả hình dung con sông Đà quyến rũ như một thiếu nữ với mái tóc buông dài hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người Tây Bắc. Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân”.

+Trong câu văn của Nguyễn Tuân, có thể thấy sông Đà đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng, huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn, rực rỡ của hoa ban, hoa gạo tháng hai và đặc biệt là cái ấm áp, gần gũi thân yêu của làn khói núi Mèo đốt nương xuân. Cách miêu tả của Nguyễn Tuân đã cho thấy vẻ đẹp của sông Đà làm say mê trái tim nghệ sĩ trước hết vì nó là vẻ đẹp của Tổ quốc bao la, sau nữa vì nó gắn bó gần gũi, thân thiết với cuộc sống con người.

Qua 2 đoạn văn trên ta thấy được dòng sông Đà hiện lên với 2 nét vẽ đối lập: đoạn 1 thì đó là dòng sông hung bạo đoạn 2 đó là dòng sông thơ mộng trữ tình.

– Hình tượng sông Đà xứng đáng là biểu trưng cho chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc – 1 hiện diện của cái Đẹp mà nhà văn khao khát kiếm tìm và thể hiện trong các sáng tác sau cách mạng.

– Hình tượng sông Đà là phông nền để nhà văn khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp trí dũng tuyệt vời, chất tài hoa nghệ sĩ của hình tượng ông lái đò- Từ hình tượng sông Đà, người đọc cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mang sắc thái riêng của Nguyễn Tuân

– Ý nghĩa của việc khắc họa vẻ đẹp độc đáo trên giúp thể hiện sự độc đáo trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân sau cách mạng:

+ Sau cách mạng, Nguyễn Tuân vẫn là người say mê khao khát cái Đẹp, nhưng ông đã biết tìm kiếm và khai thác Cái Đẹp trong lòng cuộc sống của cả dân tộc, vì vậy ông đã bị sông Đà cuốn hút bởi sự khác thường, đối lập

+ Nguyễn Tuân còn quan niệm cái đẹp phải gây ấn tượng mạnh. Vì vậy, ông thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt đích: hoặc phải thơ mộng, trữ tình đến mức tuyệt mĩ, hoặc hoành tráng đến dữ dội, dữ dằn. Sông Đà không chỉ ở hai đoạn trên mà còn ở các đoạn còn lại nó hội tụ được cả hai vẻ đẹp ấy. 

C. Kết bài – Kết thúc vấn đề.


Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular