fbpx
Friday, April 26, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinCơ hội nghề nghiệp ngành CNTT tại Nhật hiện nay

Cơ hội nghề nghiệp ngành CNTT tại Nhật hiện nay

Tình trạng “khát” nhân lực tại Nhật

Nhắc đến cụm từ “xuất khẩu lao động”, thông thường người ta sẽ ngầm hiểu là cụm từ dành riêng cho lao động phổ thông, song hiện nay tại Nhật cụm từ này còn được mở rộng cho lao động có trình độ tay nghề cao như: Kỹ sư cơ khí, xây dựng, điện, điện tử, công nghệ thông tin,…

Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc công nghệ thông tin (CNTT) với những sáng chế tiến bộ vượt bậc cho nhân loại, theo đó nhu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho CNTT cũng ngày càng lớn trong khi nhân sự để cung ứng còn thiếu hụt trầm trọng. Đó là lý do Nhật Bản mở rộng tiếp nhận nhân lực từ nước ngoài.

  • Nhật Bản có chế độ đãi ngộ tốt với các kỹ sư CNTT, bên cạnh cơ hội được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến bậc nhất trên thế giới, các kỹ sư CNTT Việt Nam xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng được trả mức lương cao gấp nhiều lần so với điều kiện làm việc trong nước.
  • Yêu cầu tuyển dụng kỹ sư CNTT không quá khắt khe tạo cơ hội rộng mở cho nhiều đối tượng: Đầu vào tuyển dụng kỹ sư CNTT không yêu cầu quá cao về bằng cấp, chỉ cần từ trình độ cao đẳng trở lên nhưng nhất thiết phải có ít nhất từ 1-2 năm kinh nghiệm làm việc và trình độ tiếng Nhật đạt từ N4. Trường hợp các kỹ sư không có tiếng Nhật thì tiếng Anh cần phải tốt mới có thể tham gia ứng tuyển. Các ông chủ người Nhật thường đánh giá ứng viên dự tuyển chủ yếu thông qua kỹ năng và kinh nghiệm làm việc chứ không chú trọng quá nhiều về bằng cấp
Cách thức đánh giá ứng viên
1. Yêu cầu chung

Yêu cầu công việc: Nhật Bản đòi hỏi khắt khe về kinh nghiệm, trình độ và khả năng làm việc. Do đó yêu cầu công việc của kỹ sư công nghệ thông tin đó là:

  • Có kiến thức chung về máy tính và cách hoạt động bao gồm phần cứng, phần mềm, hệ điều hành và lập trình máy tính cơ bản.
  • Hiểu biết về các thiết bị điện tử, internet và an ninh mạng.
  • Cần có các kỹ năng mềm như ký năng giao tiếp tốt, kỹ năng teamwork, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý dự án và công việc.
  • Có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất 1-2 năm làm việc.

Yêu cầu về bằng cấp:

  • Ưu tiên những người đã được đào tạo chính quy. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng Nhật không yêu cầu quá cao về bằng cấp, chỉ cần trình độ từ cao đẳng trở lên. Họ đánh giá chủ yếu qua kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
  • Mặc dù không phải nhà tuyển dụng nào cũng cần, nhưng nếu có chứng chỉ của kỳ thi sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin sẽ chứng tỏ được chuyên môn với nhà tuyển dụng và được đánh giá cao hơn.
  • Trình độ tiếng Nhật đạt từ N5 trở lên
2. Một số ngành nghề cụ thể
Kỹ sư cầu nối

Vị trí kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer) bắt buộc phải có khả năng giao tiếp thành thục tiếng Nhật. Đây là vị trí quan trọng trong dự án đóng vai trò xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Họ sẽ là người đại diện bộ phận kỹ thuật làm việc trực tiếp với khách hàng. BSE là người “cầu nối” giữa khách hàng và kỹ thuật để đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.

Vị trí này yêu cầu

  • Có kinh nghiệm làm việc, từng làm trong quy trình phát triển phần mềm (Waterfall, Scurme, Agile)
  • Thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình (PHP, HTML/CSS, Java, IOS, Android, .Net)
  • Có kiến thức về phát triển website (Database, trình duyệt).
  • Trình độ tối thiểu N2 hoặc Toeic 700.
Lập trình viên

Nhật Bản cùng cần một lượng lớn các lập trình viên và kỹ sư có tiếng Nhật căn bản. Họ không yêu cầu quá cao về bằng cấp mà thiên về kinh nghiệm làm việc thực tế.

Yêu cầu cụ thể

  • Có bằng cao đẳng CNTT trở lên, có kiến thức về khoa hoạc máy tính và các kỹ thuật trong lập trình.
  • có từ 1-2 năm kinh nghiệm trở lên, thành thạo kỹ thuật lập trình C, C++, PHP, HTML, CSS, xây dựng các ứng dụng phát triển web, kinh nghiệm làm việc với Framework.
  • Trình độ tiếng Nhật N4 trở lên. Nếu có kinh nghiệm tốt bạn vẫn có thể được đào tạo ngôn ngữ một thời gian trước khi sang Nhật.
Chứng chỉ FE (Fundamentals of Engineering Certification)

FE (Fundamental Information Technology Engineer Examination) là chứng chỉ cấp bậc 2 trong hệ thống Sát hạch kỹ sư CNTT. FE là một trong những bằng cấp được ưa chuộng trong giới IT. So với kỳ thi IT Passport thì FE đòi hỏi kiến thức ở mức độ cao hơn, và việc tự học để đỗ thì hoàn toàn không hề đơn giản. Để có thể tự học mà đỗ kỳ thi FE thì cần phải đề ra một kế hoạch học tập có chiến lược. Tỉ lệ đỗ kỳ thi này cũng không hề cao, nếu không có ý chí học thật sự thì nguy cơ trượt rất cao. Nếu có một kế hoạch học tập rõ ràng, thì việc tự học và thi đỗ là điều hoàn toàn có thể.

Năm 2003, Việt Nam ra nhập Hội đồng sát hạch chuyên gia CNTT (ITPEC). Đây là hội đồng các nước áp dụng Chuẩn Kỹ năng kỹ sư CNTT của Nhật (ITSS) để đánh giá trình độ kỹ sư CNTT trong nước. Hội đồng gồm 7 nước thành viên Philippines, Thái lan, Việt Nam, Myanmar, Malaysia, Mông Cổ và Bangladesh cùng với Nhật Bản sẽ thống nhất về kỳ thi FE: cùng chung đề, thời gian, chấm điểm và kết quả được công nhận có giá trị như nhau giữa các nước.

Hiện nay chứng chỉ này đã được công nhận tại 11 nước trong đó có Việt nam. Vượt qua kì thi sát hạch chuẩn, các kĩ sư CNTT đã có một bước đệm tốt cho công việc của mình. Doanh nghiệp nơi các kĩ sư này làm việc cũng sẽ có cơ hội khẳng định mình với các đối tác nước ngoài.

1. Tỷ lệ đỗ của kỳ thi FE

Tỉ lệ đỗ trung bình của kỳ thi FE là khoảng trên dưới 20%. Trong một vài năm trở lại đây thì tỉ lệ đỗ đã vượt quá 20%, tốt hơn trước. Kỳ thi FE có độ khó cao nhưng tỉ lệ đỗ như vậy là không hề tồi. Tuy nhiên không phải do câu hỏi dễ, việc có nhiều người học chắc kiến thức mới là đặc trưng của kỳ thi này. Đặc biêt là có nhiều người dự thi là những người đang hướng tới các công việc về IT hay những người đã làm việc thực tế trong lĩnh vực này. Dù là tỉ lệ đỗ đã tăng lên, nhưng nếu không học chắc mà đã đi thi thì sẽ rất khó có thể vượt qua. Việc học tập có kế hoạch rõ ràng chính là phương pháp học để đỗ kì thi một cách chính xác nhất. Dưới đây là phương pháp học thực tế để thi đỗ kỳ thi FE, xin hãy tham khảo cho kỳ thi của bạn.

2. Độ khó của kỳ thi FE

Kỳ thi FE được chia thành 2 buổi (sáng và chiều), cả 2 buổi thi đều có độ khó cao. Các câu hỏi của kỳ thi sáng tập trung vào các vấn đề về Technology, người dự thi cần nắm vững các kiến thức của lĩnh cực IT như Strategy (chiến lược) hay Management (quản lý). Đây là bằng cấp mà người dự thi cần phải nhớ một cách toàn diện, không thể đỗ với lượng kiến thức nửa chừng được. Đặc trưng của kỳ thi chiều đó là, các vấn đề rất dài nên sẽ mất thời gian để giải quyết từng vấn đề một. Các vấn đề về Algorithm đặc biệt khó và là phần khiến người dự thi gặp khó khăn nhất. Giải quyết được các câu hỏi về Algorithm là người dự thi đã giải quyết được phần lớn vấn đề của kỳ thi chiều. Kỳ thi FE có độ khó cao, nhưng nếu có thể vượt qua kỳ thi chiều thì cũng không quá khó để đỗ. Vì không thể giải quyết các vấn đề về Algorithm trong một thời gian ngắn, nên việc có một kế hoạch học tập là vô cùng quan trọng. Algorithm là phần mà nhiều người gặp khó khăn, nhưng nếu học kỹ thì vẫn có thể tự học mà đỗ được.

3. Lợi ích của chứng chỉ FE
  • Thể hiện khả năng và năng lực CNTT theo các chuẩn kỹ năng đã được công nhận. Tiếp tục trau dồi, nâng cao trình độ để cải thiện vị thế xã hội.
  • Tạo lợi thế khi ứng tuyển vào các công ty CNTT nước ngoài nói chung và công ty CNTT của Nhật nói riêng. Ví dụ công ty USOL Việt Nam đã yêu cầu tất cả 120 kỹ sư bao gồm 5 communicator tham dự kỳ thi FE mùa thu năm 2014. Họ sẽ phải học và thi cho đến khi đỗ FE.
  • Là tiền đề để tiếp tục chinh phục những chứng chỉ cao hơn (AP, PM…) – những chứng chỉ cần thiết khi đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong một công ty.

Có 2 đợt thi được tổ chức trong 1 năm: kỳ sát hạch mùa xuân (tháng 4) và kỳ sát hạch mùa xuân (tháng 10) tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh thành trọng điểm khác của Việt Nam. Các bạn vượt qua kỳ thi FE sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp bằng, và điều này công nhận tại các nước ITPEC, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.

4. Cấu trúc và nội dung đề thi sát hạch FE

Cấu trúc đề thi: Đề buổi sáng: Đánh giá kiến thức cơ sở, bao gồm 80 câu hỏi ngắn, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn, chỉ 1 lựa chọn đúng. Đề thi buổi chiều: Đánh giá kỹ năng bao gồm 8 câu hỏi dài, mỗi câu gồm một số câu hỏi con, điểm của mỗi câu hỏi khác nhau. Từ câu1 – câu 5: bắt buộc; 12điểm/câu, câu 6: bắt buộc; 20điểm/câu, câu 7, 8: chọn 1 trong 2 câu; 20điểm/câu

Phần thi buổi sáng

Đề thi buổi sáng, đơn giản chỉ cần đọc hết một lượt tất cả 4 quyển sách ôn tập. Bạn nên đọc sách tiếng Anh nếu có thể, vì nhiều thuật ngữ trong quyển tiếng Việt dịch không ổn. Đề thi là song ngữ nên bạn có thể làm quen thêm các thuật ngữ đã được Việt hoá trong đề thi. Chỉ riêng phần Accounting – kế toán của quyển 1 thì các bạn nên đọc phần tiếng Việt, vì phần này chúng mình không được học nhiều, và có những từ tiếng Anh khó hiểu với dân IT, nhưng khi đọc tiếng Việt thì thấy rất dễ.

Sau đó hãy làm tất cả các đề thi một lượt. Tổng cộng có khoảng 18 quyển đề thi. Trong đó, có 10 quyển là đề buổi sáng. Theo kinh nghiệm của mình, lúc làm nên làm nhanh, không cần tra cứu nhiều, thì mới đảm bảo tốc độ. Bạn nên in, hoặc phôtô tất cả các đề thi ra giấy, nháp lên đề luôn trong quá trình tính toán. Sau khi làm xong mỗi đề, chép lại câu trả lời của mình vào một tờ giấy. Sau đó so với đáp án, hoặc so với các bạn của mình.

Những câu mình sai, đánh dấu lại, đọc kỹ và làm lại để không sai nữa. Bạn sẽ thấy mình thường xuyên sai một dạng câu hỏi, đó là do bạn còn trống chính mảng kiến thức đấy. Khi đó, bạn nên đọc thêm sách tham khảo phần này. Khi thi, nên làm qua tất cả các câu hỏi, tuần tự. Câu nào không chắc, hoặc tính toán quá lâu thì bạn nên đánh dấu tạm. Đến cuối giờ soát lại.

Phần thi buổi chiều

Sau khi thi buổi sáng thời gian khá dài, bạn nên nghỉ một chút trước khi thi buổi chiều: ăn đầy đủ, nằm một chút. Có thể bạn không ngủ, vì không có nhiều thời gian, nhưng nằm một chút sẽ giúp bạn tỉnh táo lên rất nhiều. Lúc thi giữ cho tinh thần thoải mái, đừng cố tập trung quá, sẽ bị đau đầu, mà không hiệu quả. Nếu bạn đã luyện đề buổi chiều thì sẽ căn thời gian tốt hơn.

Các câu 1,2,3,4,5 liên quan rất nhiều đến kiến thức ôn tập, thật ra có thể coi là cách hỏi khác của kiến thức buổi sáng. Câu hỏi về thuật toán và thiết kế chương trình các bạn nên luyện ở nhà, để làm quen với cách ký hiệu, và cách tư duy. Mặc dù đa số thuật toán khá đơn giản, nhưng bạn nên vẽ ra, để tránh nhầm lẫn. Cách thiết kế chương trình cũng vậy, bạn nên đọc lại sách ôn FE và các sách như: “Cấu trúc dữ liệu và giải thuật”, “Phân tích thiết kế hệ thống” để tham khảo.

Các câu về lập trình, đa số chúng ta chọn C hoặc Java. Đề thi C nói chung là khó hơn Java, mặc dù đề khá ngắn, nhưng đòi hỏi tư duy lôgic chặt chẽ. Có thể nói là: “chạy thay máy”.

Kiến thức cần thiết để làm Java trong FE chỉ là Core Java nhưng phải hiểu bản chất vấn đề. Phân phối bộ nhớ trong Java tuy không “lộ” như C (có con trỏ) mà gián tiếp qua đối tượng. Nhưng các bạn nên hình dung, suy nghĩ về phân phối bộ nhớ trong Java, chủ yếu là về mảng và thuộc tính của đối tượng, và gọi phương thức của lớp hay hành vi của đối tượng. Nếu phân biệt rõ các vấn đề này, bạn sẽ thấy làm bài khá đơn giản. Đề thi Java tuy dài, nhưng đọc không lâu như C, và lại có tính gợi nhớ. Nếu không trả lời được có thể câu trả lời nằm ngay trong đề. Hỏi về mảng trong Java thường là đếm xuôi, ngược, dùng chỉ số (index). Có một trường hợp đặc biệt là tháng 10 năm nay, đề thi lại rơi vào tuyến đoạn (thread) trong Java. Còn đa số bẫy nằm ở hai phần tôi đã nêu trên. Nếu thấy đề thi Java khó, bạn có thể chuyển sang C. Làm bài C ít khi gặp vấn đề về đọc hiểu ngôn ngữ, nhưng đọc hiểu, và “chạy” thủ thuật toán thì khá mệt mỏi. Lại một lần nữa, bạn nên viết ra, rất dễ lẫn khi làm bài này.

Thi buổi chiều có điều khá khó chịu là tên biến ví dụ đầu vào toàn tiếng Nhật, đọc đau cả đầu, dễ nhầm lẫn.

4. Cách thức chấm điểm và đánh giá
  • Bài thi buổi sáng và buổi chiều được đánh giá riêng biệt
  • Thí sinh đã đỗ bài kiến thức (buổi sáng) có thể bảo lưu sang kỳ thi ngay sau.
  • Buổi sáng: Các câu hỏi của bài thi buổi sáng có điểm như nhau; 1.25điểm/câu. Điều kiện đỗ: trả lời đúng 55 câu
  • Buổi chiều: Điều kiện đỗ: 60 điểm

Yêu cầu về kiến thức cho kỳ thi FE: khoa học máy tính, hệ thống máy tính, phát triển vận hành, công nghệ mạng, công nghệ cơ sở dữ liệu (CSDL), an ninh chuẩn hóa và quản lý.

Các kỹ năng cần đạt được trong FE là: phần cứng, giải thuật, cấu trúc dữ liệu, CSDL, mạng truyền thông, xử lý thông tin, thiết kế chương trình và lập trình.

Theo Viblo

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular