https://dashboard.mempawahkab.go.id/wp-content/plugins/ https://www.kungfuology.com/mt-static/ https://pgsd.fkip.unsulbar.ac.id/wp-content/server/https://www.kungfuology.com/home/plugins/ https://land.ubiz.ua/assets/img/ https://sentraki.polimarin.ac.id/js/slot-dana/ https://qml.cvc.uab.es/responsivl/slot-gacor/ https://sentraki.polimarin.ac.id/public/js/ https://fh.uki.ac.id/nul/slot-pulsa/ https://ncc.potensi-utama.ac.id/wp-content/plugins/ https://pgsd.fkip.unsulbar.ac.id/wp-includes/qris/ https://aktasidangmd.gkjw.or.id/aset/css/ https://simpenmas.untirta.ac.id/plugins/slot-dana/
Chuyên gia nói gì về phương án thi dự kiến của năm 2017?
Thursday, May 9, 2024
HomeTin tuyển sinhChuyên gia nói gì về phương án thi dự kiến của năm...

Chuyên gia nói gì về phương án thi dự kiến của năm 2017?

Nhiều chuyên gia, lãnh đạo ngành giáo dục bày tỏ sự đồng tình với phương án thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.

Phương án thi dự kiến năm 2017 khiến nhiều thí sinh bỡ ngỡ (Ảnh: Minh họa)

Dự thảo phương án thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017 mới được tiết lộ đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía công chúng. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao quyền cho địa phương tổ chức thi và xét tốt nghiệp. Bộ sẽ chịu trách nhiệm ra đề và quy chế thi.

Đáng chú ý hơn là về phía đề thi, ngoài 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ giữ nguyên cách ra đề như năm ngoái thì còn có sự xuất hiện của 2 môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Hai môn này tổng hợp câu hỏi của các môn liên quan (Sử, Địa, Lý, Sinh…). Thí sinh sẽ được tự chọn thi một trong 2 môn này.

Về phương án thi đề tổng hợp này, nhiều chuyên gia giáo dục cũng có những nhận định riêng.

Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đồng tình và hoan nghênh việc Bộ dự kiến thi tốt nghiệp theo 5 bài thi là đáng hoan nghênh.

“Về nguyên tắc học gì thi nấy mới xét toàn diện được. Như trước đây thi 3 môn rồi thêm 1 môn tự chọn các em học phiến diện. Bây giờ thi 3 môn và có bài thi tổng hợp, học sinh sẽ có ý thức học tất cả các môn chứ không chỉ chọn môn đi thi đại học như trước. Bài thi tổng hợp là cách tuyên bố của Bộ học gì thi nấy, chứ không phải là thi gì học nấy như lâu nay. Bên cạnh đó, Bộ cần nghiên cứu đánh giá học sinh không chỉ ở năm cuối, mà cả trong quá trình học THPT”, ông Nhĩ nhận định.

Theo ông, có phương án thi mới thì học sinh sẽ chăm chú học, giáo viên dạy các môn sẽ phấn khởi. Ngoài ra, học sinh sẽ phải tiếp thu hết các môn chứ không trong tình trạng học lệch như hiện nay, vì thế mà nâng cao chất lượng giáo dục lên. Ông Nhĩ cũng cho rằng với tuyển sinh đại học, cao đẳng, nếu các trường muốn thi chung thì có thể lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp trên.

Trong khi đó thì ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ Bộ nên để các trường chủ động trong tuyển sinh và hỗ trợ các dịch vụ cần thiết như việc ra đề thi. Việc Bộ xây dựng một bộ đề thi chung để các trường có thể sử dụng trong tuyển sinh sẽ tránh được những bất cập khi các trường tự ra đề tuyển sinh cho trường mình.

GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đánh giá đề thi 5 bài như vậy là hợp lý. Ngoài ra, ông nhận định rằng không nên khuyến khích các trường đại học tự tổ chức thi vì một kỳ thi để tổ chức cho đảm bảo chất lượng là rất khó và vô cùng tốn kém.  Ở Việt Nam chưa có những tập đoàn tổ chức thi chuyên nghiệp, nên Bộ đứng ra tổ chức vẫn là hợp lý nhất. Ngoài ra, kỳ thi tuyển sinh đại học không nên đưa ra quá nhiều môn mà chỉ giới hạn ở 5 môn như kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đáng chú ý là ông Thiệp cho rằng đã để cho tỉnh chủ động thì hãy để tỉnh tự ra đề thi, Bộ chỉ nên đưa ra tiêu chuẩn. Nếu tỉnh nào chưa đủ năng lực, Bộ có thể ra đề thi tốt nghiệp hỗ trợ cho tỉnh đó. Văn bằng tốt nghiệp THPT nên để Sở cấp chứ không phải Bộ.

“Không nên quá lo lắng về việc địa phương tự ra đề, việc cấp bằng không cần đảm bảo mặt bằng chất lượng chung. Địa phương muốn văn bằng mình cấp được tôn trọng thì hãy tổ chức thi cho tốt. Còn uy tín của văn bằng các địa phương không giống nhau thì cũng là chuyện bình thường, nhưng ở mức độ bằng tốt nghiệp THPT thì chừng mực như vậy là được. Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nên xem là kỳ thi quốc gia, để các tỉnh tự tổ chức. Thi tuyển sinh đại học mới là kỳ thi quốc gia”, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khẳng định.

Riêng về đề thi tổng hợp, ông có giải thích như sau: “Đề tổng hợp là, ví dụ như, đề thi có các môn Lý – Hóa – Sinh thì mỗi môn có 30 câu hỏi, cả đề thi có 90 câu, chứ không phải một câu hỏi về đủ cả các môn Lý – Hóa – Sinh.”

Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội Nguyễn Đức Hinh cũng khẳng định ủng hộ kỳ thi đại học chung do Bộ tổ chức.

“Chúng tôi sẽ thống nhất các trường y trong cả nước để đưa ra ý kiến chung là tiếp tục tổ chức kỳ thi chung giống như 2 năm vừa qua. Bởi vì bộ đề thi của Bộ trong 2 năm qua chúng tôi thấy rất tốt. Những khó khăn, bất cập trong phương thức tuyển sinh trong 2 năm vừa qua có thể khắc phục bằng nhiều cách.

Kinh nghiệm những năm trước đây cho thấy, khi các trường tự ra đề thì tình trạng chất lượng trở nên hỗn loạn. Vì vậy, kể cả khi các trường tuyển sinh riêng thì theo tôi vẫn nên sử dụng bộ đề thi chung của Bộ”, ông chia sẻ.

Xem thêm:

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular