fbpx
Saturday, April 27, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn VănĐề khảo sát chất lượng Ôn thi THPT quốc gia lần 2...

Đề khảo sát chất lượng Ôn thi THPT quốc gia lần 2 môn Văn – THPT Yên Lạc (Vĩnh Phúc)

Dưới đây là đề thi chính thức Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2015 – 2016 Trường THPT Yên Lạc. Chúc các bạn học sinh ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này!

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC: 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi có 02 trang)
Thời gian làm bài: 150 phút, (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,…là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 4. Nêu ít nhất 03 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lí. Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 dòng. (0,5 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 7:
Năm 20 của thế kỷ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Ðất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Ðâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!
(Một nhành xuân – Tố Hữu)
Câu 5. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được thể hiện trong 7 dòng thơ cuối? (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người (Danh ngôn Pháp)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Khi bàn về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca- Thanh Thảo có ý kiến cho rằng: “Tiếng đàn là thân phận của Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị”. Lại có ý kiến khẳng định: “Tiếng đàn là sức sống và cũng là nghệ thuật bất tử của Lorca”.
Qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong bài thơ anh/ chị hãy bình luận hai ý kiến trên.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular