fbpx
Home Giải bài tập lớp 12 Giải bài tập Sinh học 12 Phần Năm – Chương 3 – Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Phần Năm – Chương 3 – Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

0

Bài 1 (trang 70 SGK Sinh học 12): Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?

Lời giải:

Các quần thể cùng loài thường khác nhau về những đặc điểm di truyền sau: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Các đặc trưng của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể (cấu trúc di truyền của quần thể hay thành phần kiểu gen của quần thể).

– Tần số alen = số lượng alen / tổng số alen các loại.

– Tần số kiểu gen = số cá thể mang kiểu gen đó / tổng số cá thể trong quần thể.

Bài 2 (trang 70 SGK Sinh học 12): Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối gần sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ?

Lời giải:

– Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

– Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì gọi là giao phối gần (cận huyết). Ví dụ, các cá thể có chung bố mẹ giao phối với nhau hoặc bố, mẹ giao phối với con cái. Hiện tượng giao phối gần như vậy sẽ dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.

Bài 3 (trang 70 SGK Sinh học 12): Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần chủng?

Lời giải:

Các nhà chọn giống thường gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các dòng thuần vì nhiều gen lặn có hại trong điều kiện thuận lợi (từ dị hợp thành đồng hợp) biểu hiện ra kiểu hình làm cho các cá thể sinh vật bị giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản thậm chí bị chết.

Comments

comments