Bài 1 (trang 43 SGK Giải tích 12): Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số bậc ba sau:
a) y = 2 + 3x – x3 ; b) y = x3 + 4x2 + 4x
c) y = x3 + x2 + 9x ; d) y = -2x3 + 5
Lời giải:
a)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 3 – 3x2
y’ = 0 => x = ±1
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên khoảng (1; 1 ).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-∞; -1) và (1; +∞).
+ Cực trị:
Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là: ( 1; 0).
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là: (1; 4).
– Đồ thị:
Ta có x3 + 4x2 + 4x = 0 ⇒ x(x2 + 4x + 4) = 0
⇒ x(x + 2)2 = 0 => x = 0; x = -2
+ Giao với Ox: (0; 0) và (-2; 0)
+ Giao với Oy: (0; 0) (vì y(0) = 0)
(Đồ thị hàm số nhận điểm (0; 2) làm tâm đối xứng.)
b)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 3x2 + 8x + 4
y’ = 0 => x = -2 hoặc x = -2/3
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
– Đồ thị:
Ta có 2 + 3x – x3 = 0 ⇒ x = -1 ; x = 2
+ Giao với Ox: (-1; 0) và (2; 0)
+ Giao với Oy: (0; 2) (vì y(0) = 2)
c)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 3x2 + 2x + 9 > 0 ∀ x ∈ R
=> Hàm số luôn đồng biến trên R và không có điểm cực trị.
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
– Đồ thị:
x | 0 | 1 | -1 |
y | 0 | 11 | -9 |
d)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = -6x2 ≤ 0 ∀ x ∈ R
=> Hàm số luôn nghịch biến trên R và không có điểm cực trị.
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
– Đồ thị:
x | 0 | 1 | -1 |
y | 5 | 3 | 7 |
Bài 2 (trang 43 SGK Giải tích 12): Khảo sát tự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số bậc bốn sau:
a) y = -x4 + 8x2 – 1 ; b) y = x4 – 2x2 + 2
Lời giải:
a)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = -4x3 + 16x = -4x(x2 – 4)
y’ = 0 ⇔ -4x(x2 – 4) = 0 => x = 0 ; x = ±2
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên khoảng (-∞; -2) và (0; 2).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-2; 0) và (2; +∞).
+ Cực trị:
Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là: (0; -1).
Đồ thị hàm số có hai điểm cực đại là: (-2; 15) và (2; 15).
– Đồ thị:
Hàm số đã cho là hàm số chẵn, vì:
y(-x) = -(-x)4 + 8(-x)2 – 1 = -x4 + 8x2 – 1 = y(x)
Do đó đồ thị nhận Oy làm trục đối xứng.
Ta có: -x4 + 8x2 – 1 = 0 => x = ±√(4 + √15) ; x = ±√(4 – √15)
+ Giao với Ox: tại 4 điểm
+ Giao với Oy: (0; -1) (vì y(0) = -1)
b)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 4x3 – 4x = 4x(x2 – 1)
y’ = 0 ⇔ 4x(x2 – 1) = 0 => x = 0 ; x = ±1
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên khoảng (-1; 0) và (1; +∞).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-∞; -1) và (0; 1).
+ Cực trị:
Đồ thị hàm số có hai điểm cực tiểu là: (-1; 1) và (1; 1).
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là: (0; 2).
– Đồ thị:
Xác định tương tự như a) ta có đồ thị:
c)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 2x3 + 2x = 2x(x2 + 1)
y’ = 0 ⇔ 2x(x2 + 1) = 0 => x = 0
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-∞; 0).
+ Cực trị:
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là: (0; -3/2).
– Đồ thị:
Xác định tương tự như a) ta có đồ thị:
d)
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = -4x – 4x3 = -4x(1 + x2)
y’ = 0 ⇔ -4x(1 + x2) = 0 => x = 0
+ Giới hạn:
Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên khoảng (-∞; 0).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng (0; +∞).
+ Cực trị:
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là: (0; 3).
– Đồ thị:
Xác định tương tự như a) ta có đồ thị:
Bài 3 (trang 43 SGK Giải tích 12): Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số phân thức:
Lời giải
a)
– Tập xác định: D = R \ {1}
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
=> Hàm số nghịch biến trên (-∞; 1) và (1; +∞).
+ Cực trị: Hàm số không có cực trị.
+ Tiệm cận:
Vậy x = 1 là tiệm cận đứng.
Vậy y = 1 là tiệm cận ngang.
+ Bảng biến thiên:
– Đồ thị:
+ Giao với Oy: (0; -3)
+ Giao với Ox: (-3; 0)
b)
– Tập xác định: D = R \ {2}
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
=> Hàm số đồng biến trên (-∞; 2) và (2; +∞).
+ Cực trị: Hàm số không có cực trị.
+ Tiệm cận:
Vậy x = 2 là tiệm cạn đứng.
Vậy y = -1 là tiệm cận ngang.
+ Bảng biến thiên:
– Đồ thị:
+ Giao với Oy: (0; -1/4)
+ Giao với Ox: (1/2; 0)
Xác định một số điểm khác:
c)
– Tập xác định: D = R \ {-1/2}
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
=> Hàm số nghịch biến trên (-∞; -1/2) và (-1/2; +∞).
+ Cực trị: Hàm số không có cực trị.
+ Tiệm cận:
Vậy x = -1/2 là tiệm cận đứng.
Vậy y = -1/2 là tiệm cận ngang.
+ Bảng biến thiên:
– Đồ thị:
+ Giao với Oy: (0; 2)
+ Giao với Ox: (2; 0)
Bài 4 (trang 44 SGK Giải tích 12): Bằng cách khảo sát hàm số, hãy tìm số nghiệm của các phương trình sau:
a) x3 – 3x2 + 5 = 0 ;
b) -2x3 + 3x2 – 2 = 0 ;
c) 2x2 – x4 = -1
Lời giải:
a) x3 – 3x2 + 5 = 0 (1)
Số nghiệm của phương trình (1) là số giao điểm của đồ thị hàm số y = x3 – 3x2 + 5 và trục hoành (y = 0).
Xét hàm số y = x3 – 3x2 + 5 ta có:
– TXĐ: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 3x2 – 6x = 3x(x – 2)
y’ = 0 => x = 0 ; x = 2
+ Giới hạn:
+ Bảng biến thiên:
+ Đồ thị
Đồ thị hàm số y = x3 – 3x2 + 5 chỉ cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất. Từ đó suy ra phương trình x3 – 3x2 + 5 = 0 chỉ có 1 nghiệm.
b) -2x3 + 3x2 – 2 = 0
⇔ 2x3 – 3x2 = -2 (2)
Số nghiệm của phương trình (2) là số giao điểm của đồ thị hàm số y = 2x3 – 3x2 và đường thẳng y = -2.
Xét hàm số y = 2x3 – 3x2
– TXĐ: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 6x2 – 6x = 6x(x – 1)
y’ = 0 => x = 0 ; x = 1
+ Giới hạn:
+ Bảng biến thiên:
– Đồ thị:
Đồ thị hàm số y = 2x3 – 3x2chỉ cắt đường thẳng y = -2 tại 1 điểm duy nhất. Từ đó suy ra phương trình 2x3 – 3x2 = -2 chỉ có 1 nghiệm.
Vậy phương trình -2x3 + 3x2 – 2 = 0 chỉ có một nghiệm.
c) 2x2 – x4 = -1 (3)
Số nghiệm của phương trình (3) là số giao điểm của đồ thị hàm số y = 2x2 – x4 và đường thẳng y = -1.
Xét hàm số y = 2x2 – x4 ta có:
– TXĐ: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = 4x – 4x3 = 4x(1 – x2)
y’ = 0 => x = 0 ; x = ±1
+ Giới hạn:
+Bảng biến thiên
– Đồ thị:
Đồ thị hàm số y = 2x2 – x4cắt đường thẳng y = -1 tại hai điểm. Từ đó suy ra phương trình 2x2 – x4 = -1 có hai nghiệm phân biệt.
Bài 5 (trang 44 SGK Giải tích 12): a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số:
y = -x3 + 3x + 1
b) Dựa vào đồ thị (C), biện luận về số nghiệm của phương trình sau theo tham số m:
x3 – 3x + m = 0
Lời giải:
a) Khảo sát hàm số y = -x3 + 3x + 1
– Tập xác định: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = -3x2 + 3 = -3(x2 – 1)
y’ = 0 ⇔ -3(x2 – 1) = 0 ⇔ x = ±1
+ Giới hạn:
+Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên khoảng (-1; 1).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-∞; -1) và (1; +∞).
+ Cực trị:
Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu là: (-1; -1).
Đồ thị hàm số có điểm cực đại là: (1; 3).
– Đồ thị:
+ Giao với Oy: (0; 1).
+ Đồ thị (C) đi qua điểm (-2; 3), (2;-1).
b) Ta có: x3 – 3x + m = 0 (*) ⇔ -x3 + 3x = m
⇔ -x3 + 3x + 1 = m + 1
Số nghiệm của phương trình (*) chính bằng số giao điểm của đồ thị hàm số (C) với đường thẳng (d): y = m + 1.
Biện luận: Từ đồ thị ta có:
+ Nếu m + 1 < –1 ⇔ m < –2 thì (C ) cắt (d) tại 1 điểm.
+ Nếu m + 1 = –1 ⇔ m = –2 thì (C ) cắt (d) tại 2 điểm.
+ Nếu –1 < m + 1 < 3 ⇔ –2 < m < 2 thì (C ) cắt (d) tại 3 điểm.
+ Nếu m + 1 = 3 ⇔ m = 2 thì (C ) cắt (d) tại 2 điểm.
+ Nếu m + 1 > 3 ⇔ m > 2 thì (C ) cắt (d) tại 1 điểm.
Từ đó suy ra số nghiệm của phương trình x3 – 3x + m = 0 phụ thuộc tham số m như sau:
+ Phương trình có 1 nghiệm nếu m < -2 hoặc m > 2.
+ Phương trình có 2 nghiệm nếu m = -2 hoặc m = 2.
+ Phương trình có 3 nghiệm nếu: -2 < m < 2.
Bài 6 (trang 44 SGK Giải tích 12): Cho hàm số
a) Chứng minh rằng với mọi giá trị của tham số m, hàm số luôn đồng biến trên khoảng xác định của nó.
b) Xác định m để tiệm cận đứng của đồ thị đi qua A(-1, √2).
c) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 2.
Lời giải:
a) Ta có:
Vậy hàm số luôn đồng biến trên mỗi khoảng xác định của nó.
b) Ta có:
Vậy với m = 2 thì tiệm cận đứng của đồ thị đi qua A(-1, √2)
c) Với m = 2 ta được hàm số:
Xét hàm số trên ta có:
– TXĐ: D = R \ {-1}
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
=> Hàm số đồng biến trên D.
+ Tiệm cận:
=> đồ thị có tiệm cận đứng là x = -1.
=> đồ thị có tiệm cận ngang là y = 1.
+ Bảng biến thiên:
Hàm số không có cực trị.
– Đồ thị:
Một số điểm thuộc đồ thị:
Bài 7 (trang 44 SGK Giải tích 12): Cho hàm số
a) Với giá trị nào của tham số m, đồ thị của hàm đi qua điểm (-1; 1) ?
b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số khi m = 1.
c) Viết phương trình tiếp tuyến (C) tại điểm có tung độ bằng 7/4.
Lời giải:
a) Đồ thị hàm số qua điểm (-1; 1) khi và chỉ khi:
b) Với m = 1, ta có:
– TXĐ: D = R
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên: y’ = x3 + x = x(x2 + 1)
y’ = 0 ⇔ x(x2 + 1) ⇔ x = 0
+ Giới hạn:
+Bảng biến thiên
Hàm số đồng biến trên (0; +∞) và nghịch biến trên (-∞; 0)
+ Cực trị:
Hàm số có điểm cực tiểu là (0; 1).
– Đồ thị:
c) Điểm thuộc (C) có tung độ bằng 7/4 nên hoành độ của điểm đó là nghiệm của phương trình:
Bài 8 (trang 44 SGK Giải tích 12): Cho hàm số:
y = x3 + (m + 3)x2 + 1 – m (m là tham số) có đồ thị (Cm).
a) Xác định m để hàm số có điểm cực đại là x = -1.
b) Xác định m để đồ thị (Cm) cắt trục hoành tại x = -2.
Lời giải:
a) Ta có: y’ = 3x2 + 2(m + 3)x = x[3x + 2(m + 3)]
y’ = 0 ⇔ x[3x + 2(m + 3)] = 0 ⇔ x1 = 0; x2 = [-2(m + 3)]/3 = -2/3 m – 2
– Nếu x1 = x2 => -2/3 m – 2 = 0 => m = -3
Khi đó y’ = 3x2 ≥ 0 hay hàm số luôn đồng biến trên R nên không có cực trị (loại).
Do đó để hàm số có cực trị thì m ≠ -3.
– Nếu x1 < x2 ⇔ m = -3 ta có bảng biến thiên:
Loại vì dựa vào bảng biến thiên ta thấy điểm cực đại là x = 0.
– Nếu x1 > x2 ⇔ m < -3 ta có bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy điểm cực đại là x = -2/3 m – 2.
Để điểm cực đại là x = -1 thì:
b) Đồ thị (Cm) cắt trục hoành tại x = -2 suy ra:
(-2)3 + (m + 3)(-2)2 + 1 – m = 0 (*)
=> -8 + 4(m + 3) + 1 – m = 0
=> 3m + 5 = 0 => m = -5/3
(Giải thích *: Cắt trục hoành tại x = -2 nên tọa độ giao điểm là (-2; 0). Thay tọa độ giao điểm vào phương trình hàm số ta được (*).)
Bài 9 (trang 44 SGK Giải tích 12): Cho hàm số
có đồ thị (G).
a) Xác định m để đồ thị (G) đi qua điểm (0; -1).
b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với m tìm được.
c) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị trên tại giao điểm của nó với trục tung.
Lời giải:
a) Đồ thị (G) đi qua điểm (0; -1) khi và chỉ khi:
b) Với m = 0 ta được hàm số:
TXĐ: D = R \ {1}
– Sự biến thiên:
+ Chiều biến thiên:
Hàm số nghịch biến trên D.
+ Tiệm cận:
Đồ thị có tiệm cận đứng là x = 1.
Đồ thị có tiệm cận ngang là y = 1.
+ Bảng biến thiên:
– Đồ thị:
+ Giao điểm với Ox: (-1; 0)
+ Giao điểm với Oy: (0; -1)
c) Đồ thị cắt trục tung tại điểm P(0;-1), khi đó phương trình tiếp tuyến tại điểm P(0; -1) là:
y = y'(0).(x – 0) – 1 => y = -2x – 1
Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là: y = -2x – 1
[…] Giải tích – Chương 1 – Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị … […]
Comments are closed.