fbpx

Chương 3 – Bài 11: Amin

0
Chương 3 – Bài 11: Amin

Bài 1 (trang 61 sgk Hóa 12 nâng cao): Sự sắp xếp này theo trật tự tăng dần tính bazo của các hợp chất sau đây đúng :

A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2

B. (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2< C2H5NH2

C. C6H5NH2< NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH

D. NH3 < C2H5NH2< (C2H5)2NH < C6H5NH2

Lời giải:

Đáp án C

Bài 2 (trang 61 sgk Hóa 12 nâng cao): Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là:

A. C3H6O

B. C3H5NO3

C. C3H9N

D. C3H7NO2

Lời giải:

Đáp án C.

Hướng dẫn giải

nC = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol); nH = 8,1 x 2 : 18 = 0,9 (mol)

Số mol nguyên tử N = 1,12 x 2 : 22,4 = 0,1 (mol) = số mol hợp chất hữu cơ đơn chức

=> phân tử khối của hợp chất = 5,9 : 0,1 = 59 ; Công thức phân tử C3H9N

Bài 3 (trang 61 sgk Hóa 12 nâng cao): Khái niệm “bậc” của amin khác với khái niệm “bậc” của ancol và dẫn xuất halogen như thế nào? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân, chỉ rõ bậc của amin có cùng công thức phân tử sau :

a. C3H9N

b. C5H13N

c. C7H9N ( có chứa vòng benzen)

Lời giải:

Bậc của amin là số nguyên tử hidro trong NH3 bị thay thế bằng gốc hidrocacbon

Bậc của ancol và dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử cacbon mà các nhóm chức này đính vào

a. C3H9N : CH3 – CH2 – CH2 – NH2

Bài 4 (trang 62 sgk Hóa 12 nâng cao): a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?

b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?

Lời giải:

Bài này đang biên soạn

Comments

comments