Bài 1 (trang 117 SGK Sinh học 12): Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
a) I và II; b) I và III; c) III và IV; d) II và III;
Lời giải:
Đáp án: d.
Bài 2 (trang 117 SGK Sinh học 12): Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?
Lời giải:
Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử mà đa phần là đột biến gen lặn. Do vậy, nếu gen đột biến lặn không biểu hiện ra ngay kiểu hình. Qua sinh sản, sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới gen đột biến lại không có hại.
Bài 3 (trang 117 SGK Sinh học 12): Hiện tượng di – nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?
Lời giải:
Hiện tượng di – nhập gen có thể mang đến những alen mới hoàn toàn hay các alen đã có sẵn làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc ngược lại cá thể di cư ra khỏi quần thể. Do vậy, thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể sẽ bị thay đổi.
Bài 4 (trang 117 SGK Sinh học 12): Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng?
Lời giải:
Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể là rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen một cách nhanh chóng và không theo một chiều hướng nhất định. Một alen nào đó dù có lợi có thể nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể, ngược lại, gen có hại có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
Bài 5 (trang 117 SGK Sinh học 12): Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Lời giải:
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Do vậy, giao phối không ngẫu nhiên là 1 nhân tố tiến hóa, chúng làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm dần sự đa dạng di truyền.