Bài 1 (trang 26 SGK Sinh học 12): Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
Lời giải:
Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực:
Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN có thể dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào. Mỗi tế bào sinh vật nhân thực lại thường chứa NST, NST có thể xếp gọn vào nhân tế bào và di chuyển dễ trong quá trình phân chia tế bào là do các NST liên kết với các protein và co xoắn lại ở các mức độ khác nhau.
Bài 2 (trang 26 SGK Sinh học 12): Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?
Lời giải:
Mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau là để rút ngắn độ dài của phân tử AND, giúp dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào, cho phép xếp gọn vào nhân tế bào có kích thước rất nhỏ.
Bài 3 (trang 26 SGK Sinh học 12): Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa.
Lời giải:
* Khái niệm đột biến cấu trúc NST: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của NST.
* Đột biến cấu trúc NST gồm 4 dạng:
– Mất đoạn: là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến.
Ví dụ: mất 1 phần vai ngắn NST số 5 gây nên hội chứng tiếng mèo kêu.
– Lặp đoạn: là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.
Ví dụ, ở địa mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
– Đảo đoạn: là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra đồi đảo ngược 180o và nối lại.
Ví dụ, ở nhiều loại muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo nên loài mới.
– Chuyển đoạn: là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
Ví dụ, mất một phần vai dài NST số 22 gây nên một dạng ung thư máu ác tính.
* Ý nghĩa:
Đột biến cấu trúc NST đều góp phần tạo nên nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa.
Bài 4 (trang 26 SGK Sinh học 12): Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?
Lời giải:
Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên NST nên thường gây hại cho thể đột biến. Trường hợp cơ thể mang đột biến mất đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên NST (mất cân bằng gen) nên thường dẫn đến gây chết đối với thể đột biến. Tuy nhiên, các dạng đột biến cấu trúc NST đều góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Bài 5 (trang 26 SGK Sinh học 12): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do:
a) Đứt gãy NST.
b) Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.
c) Trao đổi chéo không đều.
d) Cả b và c.
Lời giải:
Đáp án : d.