fbpx
Home Giải bài tập lớp 10 Giải bài tập Sinh học 10 Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

0
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

I. Chu kì tế bào

1. Khái niệm

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân | Lý thuyết Sinh học 10 đầy đủ, chi tiết nhất

– Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào

– Chu kì tế bào bao gồm:

• Kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian)

– Pha G1: Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

– Pha S: Pha NST nhân đôi

– Pha G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.

• Quá trình nguyên phân

– Kỳ đầu

– Kỳ giữa

– Kỳ sau

– Kỳ cuối

2. Đặc điểm của chu kì tế bào

– Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

– Trên cùng một cơ thể, tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là khác nhau.

– Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu → nếu tín hiệu bị lỗi → tế bào tăng sinh liên tục → gây ung thư.

II. Quá trình nguyên phân

1. Khái niệm

Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào mà trong đó vật chất di truyền được chia đều cho các tế bào con.

2. Diễn biến của quá trình nguyên phân

Diễn biến
Kì đầu– NST bắt đầu đóng xoắn – Thoi phân bào xuất hiện – Màng nhân và nhân con dần biến mất.
Kì giữa – NST đóng xoắn cực đại – NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. – Màng nhân và nhân con biến mất hoàn toàn.
Kì sau Từng NST tách nhau ở tâm động phân li về 2 cực của tế bào
Kì cuối – NST đơn duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh – Tế bào chất phân chia, màng nhân và nhân con dần được hình thành trở lại.

Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ.

III. Ý nghĩa của nguyên phân

– Là hình thức sinh sản của tế bào

– Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh mô, cơ quan tổn thương, là cơ sở của sinh sản vô tính.

– Ứng dụng trong nuôi cấy mô.

Comments

comments