fbpx

Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

0

Bài 1 trang 42 Tập bản đồ Địa Lí 12: Căn cứ vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền các điều kiện sinh thái nông nghiệp và hướng chuyên môn hóa sản xuất của từng vùng nông nghiệp vào bảng dưới đây:

Lời giải:

Vùng nông nghiệp Điều kiện sinh thái nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất
Trung du và miền núi BẮc Bộ – Núi, cao nguyên, đồi thấp

– Đất feralit đỏ vàng, phù sa cổ

– Khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

– Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu…).

– Đậu tương, lạc, thuốc lá, cây ăn quả, cây dược liệu.

– Chăn nuôi lợn.

Đồng bằng sông Hồng – Đồng bằng châu thổ rộng lớn (15 nghìn km2) , nhiều ô trũng .

– Đất phù sa màu mỡ.

– Có mùa đông lạnh.

– Cây thực phẩm,rau cao cấp vụ đông, cây ăn quả (một số loại).

– Đay cói

– Lợn, bò sữa (ven thành phố), gia cầm; thủy sản nước ngọt, nước lợ.

Bắc Trung Bộ – Đồng bằng hẹp, đồi trước núi.

– Đất phù sa, feralit, đất badan.

– Bão lũ, cát bay, gió Lào.

– Cây công nghiệp hàng năm.

– Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su).

-Trâu, bò; thủy sản.

Duyên Hải Nam Trung Bộ – Đồng bằng hep, khá màu mỡ.

– Vũng vịnh nuôi trồng thủy sản.

– Hạn hán về mùa khô (phía Nam).

– Cây công nghiệp hàng năm (mía..)

– Cây công nghiệp lâu năm (dừa)

– Lúa

– Bò, lợn, thủy sản.

Tây Nguyên – Cao nguyên badan rộng lớn.

– Khí hậu phân hóa mưa – khô.

– Thiếu nước vào mùa khô.

– Cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu.

– Bò thịt và bò sữa.

Đông Nam Bộ – Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn.

– Vùng trũng có thể nuôi thủy sản.

– Thiếu nước về mùa khô.

– Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).

– Cây công nghiệp ngắn ngày.

– Thủy sản, bò sữa,, gia cầm.

Đồng bằng sông Cửu Long – Dải phù sa ngọt, các vùng phèn, đất mặn.

– Vịnh biển nông, ngư trường rộng.

– Các vùng rừng ngập mặn.

– Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói).

– Cây ăn quả nhiệt đới.

– Gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

 

Bài 2 trang 42 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy nêu những thay đổi về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây:

Lời giải:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thay đổi theo hai hướng chính:

– Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

– Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn. Góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lao động và các điều kiện tự nhiên, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản biến động.

Bài 3 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 12:Từ bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét cơ cấu trang trại phân theo vùng của nước ta năm 2008.

Vùng Số trang trại Vùng Số trang trại
Cả nước 120.699 Duyên hải Nam Trung Bộ 10.533
Trung du và iền núi Bắc Bộ 5.863 Tây Nguyên 9.481
Đồng bằng sông Hồng 15.878 Đông Nam Bộ 13.792
Bắc Trung Bộ 7.649 Đồng bằng sông Cửu Long 57.483

Lời giải:

– Xử lí số liệu và điền vào bảng dưới đây:

Cơ cấu trang trại phân theo vùng của nước ta năm 2008 (%).

Vùng Số trang trại Vùng Số trang trại
Cả nước 100,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 8,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,9 Tây Nguyên 7,9
Đồng bằng sông Hồng 13,2 Đông Nam Bộ 11,4
Bắc Trung Bộ 6,3 Đồng bằng sông Cửu Long 47,6


Nhận xét:

– Các vùng tập trung nhiều trang trại nhất là đồng bằng sông Cửu Long (47,6%), Đồng bằng sông Hồng (13,2%), Đông Nam Bộ (11,4%).

– Tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ (8,7%) và Tây Nguyên (7,9%), Bắc Trung Bộ (6,3%), ít nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ (4,9%).

Bài 4 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu đã xử lí ở trên, hãy giải thích vì sao trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Lời giải:

Vùng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế trang trại :

– Tự nhiên : có nhiều thuận lợi về địa hình đồng bằng rộng lớn, khí hậu nhiệt đới, ít thiên tai, ba mặt giáp với vùng biển rộng lớn, sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

– Kinh tế – xã hội : có nhiều ngành phát triển như chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; chính sách ưu tiên của nhà nước; gần thị trường tiêu thụ rộng lớn (Đông Nam Bộ); lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm, cơ sở chế biến phát triển.

Comments

comments