fbpx
Home Giải bài tập lớp 12 Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

0

Bài 1 trang 3 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào nội dung SGK Địa lí 12 và hiểu biết của bản thân, hãy điền tiếp nội dung phù hợp để nêu rõ bối cảnh và quá trình đổi mới ở Việt Nam:

Lời giải:

Bối cảnh Diễn biến
– 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước.

– Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển.

– Sự phát triển của KH – CN hiện đại.

– Năm 1979: nông nghiệp (khoán 10, khoán 100) và công nghiệp, dịch vụ.

– Đường lối đổi mới năm 1986:

+ Dân chủ hóa đời sống – kinh tế.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN.

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.– Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975-1980 lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995.

– Nhìn chung cả giai đoạn 1987 – 2004 tốc độ tăng GDP nước ta là 6,9% (chỉ đứng sau Singapo với 7,0%).

Về cơ cấu kinh tế (ngành): chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.– Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp.

– Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:– Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

– Ưu tiên phát triển vùng sâu vùng xa, vùng núi và biên giới hải đảo.

Về xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân:– Đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

– Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

 

Bài 2 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng dưới đây:

Lời giải:

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KẾT QUẢ
Thu hút đầu tư nước ngoài Hợp tác kinh tế – KTKT Tổng giá trị xuất nhập khẩu
-Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

-Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

-Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI)

Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và khoa học kĩ thuật, khai thác các tài nguyên, bảo vệ môi trường và an ninh khu vực -Xuất nhập khẩu: Tổng giá trị XNK tăng từ 3,0 tỉ USD (1986) lên 69,2 tỉ USD (2005), trung bình cả giai đoạn tăng 17,9%

-% mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất: cà phê, gạo, hồ tiêu, điều, thủy sản.

Comments

comments