Lý thuyết Sinh học 10 Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
I. Mục tiêu
– Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản tế bào
– Biết cách điều khiển sự đóng mở khí khổng
– Quan sát và vẽ tế bào đang ở các giai đoạn co và phản co nguyên sinh
II. Chuẩn bị
1. Mẫu vật
– Là thìa lài tía
2. Dụng cụ và hoá chất
– Kính hiển vi quang học
– Lưỡi dao cạo râu, phiến kính và lá kính
– Ống nhỏ giọt
– Nước cất, dung dịch muỗi loãng
– Giấy thấm
III. Nội dung và cách tiến hành
1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây
a, Quan sát tế bào ban đầu
Bước 1:
– Dùng dao lam tách lớp biểu bì cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất
– Đặt lá kính lên mẫu
– Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.
Bước 2:
– Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).
→ TB được ngâm trong nước cất ⇒ nước thẩm thấu vào tế bào ⇒ tế bào trương nước ⇒ khí khổng mở ra.
b, Thí nghiệm co nguyên sinh
Bước 1:
– Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ dung dịch muối vào tiêu bản, dùng giấy thấm phía đối diện.
Bước 2:
– Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).
→ Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương ⇒ nước thấm từ TB ra ngoài ⇒ TB mất nước ⇒ TBC co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào ⇒ co nguyên sinh ⇒ khí khổng đóng.
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và điều khiển sự đóng mở khí khổng
a, Thí nghiệm phản co nguyên sinh
Bước 1:
– Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính , dùng giấy thấm phía đối diện.
Bước 2:
– Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát
→ Khi cho nước cất vào tiêu bản ⇒ môi trường ngoài nhược trương ⇒ nước lại thấm vào trong tế bào ⇒ tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) ⇒ Khí khổng mở
– Khí khổng đóng hay mở phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào bảo vệ.