Lý thuyết Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
I. Vận chuyển thụ động
– Là phương thức vận chuyển các chất dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao, đến nơi có nồng độ thấp.
– Không tiêu tốn năng lượng
– Có 2 cách vận chuyển các chất qua màng:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
+ Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.
– A: nồng độ chất tan bên trong tế bào
– B: nồng độ chất tan bên ngoài tế bào
+ A < B → môi trường ưu trương, chất tan di chuyển từ bên ngoài vào bên trong tế bào
+ A > B → môi trường nhược trường, chất tan di chuyển từ bên trong ra bên ngoài môi trường
+ A = B → môi trường đẳng trương. Chất không di chuyển.
– Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
– Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.
– Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.
II. Vận chuyển chủ động
– Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ)
– Tiêu tốn năng lượng.
– Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.
III. Nhập bào và xuất bào
1. Nhập bào
– Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
– Gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn và đưa thức ăn vào trong tế bào, sau đó lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
2. Xuất bào
– Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.