fbpx
Home Giải bài tập lớp 12 Giải bài tập Hóa học 12 Chương 5 – Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Chương 5 – Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

0
Chương 5 – Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Bài 1 (trang 82 SGK Hóa 12): Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?

Lời giải:

Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:

– Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.

– Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

Các nhóm B từ IB đến VIIIB.

– Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Bài 2 (trang 82 SGK Hóa 12): Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào ?

Lời giải:

– Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

+ Có số electron hóa trị ít.

+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.

– Cấu tạo tinh thể kim loại.

+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.

+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là : Mạng tinh thể luc phương , mạng tinh thể lập phương tâm diện , mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Bài 3 (trang 82 SGK Hóa 12): Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?

Lời giải:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

– Giống nhau: có sự dùng chung electron.

– Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

– Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

– Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Bài 4 (trang 82 SGK Hóa 12): Mạng tinh thể kim loại gồm có:

A. Nguyên tử, ion kim loại và ác electron độc thân.

B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

C. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân.

D. Ion kim loại và các electron độc thân.

Lời giải:

Đáp án B.

Bài 5 (trang 82 SGK Hóa 12): Cho cấu hình electron :1s22s22p6

Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên.

A. K+, Cl, Ar

B. Li+, Br, Ne

C. Na+, Cl, Ar

D. Na+, F, Ne

Lời giải:

Đáp án D.

Comments

comments