Bài 1 (trang 76 SGK Hóa 12): Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.
C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 2 (trang 76 SGK Hóa 12): Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?
A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ.
B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.
C. Cao su isoprene, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ.
D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 3 (trang 77 SGK Hóa 12): Cho biết các monomer được dùng để điều chế các polime sau:
Lời giải:
Bài 4 (trang 77 SGK Hóa 12): Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:
a. PVC (làm vải giả da) và da thật.
b. Tơ tằm và tơ axetat.
Lời giải:
a. Đốt hai mẫu tơ giả và tơ thật sau đó úp lên bề mặt ngọn lửa một phễu lọc có tẩm dung dịch AgNO3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng thì đó là PVC (làm da giả)
PVC + O2 → HCl + …
HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
Mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật.
b. Tơ tằm khi cháy có mùi khét như tóc cháy, còn tơ axetat thì không.
Bài 5 (trang 77 SGK Hóa 12): a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:.
– Stiren → polistiren.
– Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).
b. Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%.
Lời giải:
– Stiren → polistiren.
– Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).