fbpx

Chương 3 – Bài 16: Giao thoa sóng

0

CÂU HỎI

Câu 1 (trang 88 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Hãy giải thích hiện tương tạo thành vân giao thoa trên mặt nước.

Lời giải:

Giả sử Phương trình dao động: Tại A: u = Acos2πft

Coi khoảng cách giữa A, B là nhỏ.

Sóng tại M từ A truyền đến có dạng: uA = Acos2π(t/T – d1/α)

Sóng tại M từ B truyền đến có dạng: uB = Acos2π(t/T – d2/α)

Tại điểm M biên độ dao độ dao động tổng hợp có dạng AM = 2A|cos⁡[∆φ/2]|, như vậy tùy theo hiệu đường đi d1 – d2 mà điểm M là một cực dại hoặc cực tiểu. Quỹ tích điểm đó là các đường hêplbol

Câu 2 (trang 88 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Giải thích vì sao hai sóng mặt nước xuất phát từ nguồn kết hợp giao nhau lại không tạo thành vân giao thoa.

Lời giải:

Hai sóng mặt nước xuất phát từ hai nguồn kết hợp giao với nhau lại không tạo thành vân giao thoa vì nến không phải là sóng kết hợp thì độ lệch pha ∆φ luôn luôn thay đổi nên vị trí của các điểm cực dại hay cực tiểu luôn biến đổi vì vậy không có vân giao thoa có vị trí ổn định.

Bài 1 (trang 89 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Điều kiện có giao thoa sóng là

A. Hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.

B. Hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi giao nhau.

C. Hai sóng có cùng bước sóng giao nhau.

D. Hai sóng có cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

Lời giải:

Chọn B

Bài 2 (trang 89 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Hai sóng kết hợp là

A. Hai dóng chuyển động cùng chiều với tốc độ

B. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.

C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

D. Hai sóng cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thành tuần hoàn.

Lời giải:

Chọn C

Bài 3 (trang 89 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì

A. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng khe.

B. Sóng gặp khe bị phản xạ lại

C. Sóng truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới.

D. Sóng gặp khe sẽ dung lại.

Lời giải:

Chọn C

Bài 4 (trang 89 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Trong một thí nghiệm tạo vân thoa trên sóng nước, người ta đùng hai nguồn dao động pha có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối liền tâm dao động là 2 mm. Tìm bước sóng và tốc độ truyền sóng.

Lời giải:

Tương tự như sóng dừng. Trên đường nối liên tâm dao động vân lối ứng với bụng sóng, vân lõm ứng với nút sóng. Khoảng cách giữa hai vân lồi liên tiếp là khoảng cách giữa hai bụng, bằng nửa bước sóng. Do đó bước sóng có độ dài là:

α – 2d = 2.2 = 4mm

Tốc độ truyền sóng v = fα = 4.50 = 200 cm/s = 0,2 m/s

Comments

comments