Câu 29. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại những bài học kinh nghiệm gì ?
A. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
B. Bài học kinh nghiệm về xây dựng khối liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
C. Bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ chính quyền cách, mạng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 30. Điền tiếp từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
“Kìa …. đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc,…
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”
A. Bến Thuỷ, Hưng Nguyên.
B. Yên Dũng, Hưng Nguyên.
C. Bến Thuỷ, Hưng Yên.
D. Yên Thành, Hưng Nguyên.
Câu 31. Vì sao nói Nghệ – Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Phong trào công – nông ở Nghệ – Tĩnh diễn ra đồng đều, tính chất quyết liệt, một số nơi đã xuất hiện hình thái sơ khai của chính quyền cách mạng.
B. Vì phong trào đấu tranh nổ bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân.
C. Vì phong trào ở đây đã khiến cho chính quyền thuộc địa hốt hoảng, phải tổ chức họp bàn cách đối phó.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 32. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã đạt được kết quả gì ?
A. Khẳng định quyền lãnh đạo, năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam.
B. Xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu ủng hộ đảng.
C. Mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở toàn Đông Dương.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 33. Thực dân Pháp đã có những thay đổi gì về chính sách chính trị sau khi dập tắt phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
A. Thủ tiêu Hội đồng Quản hạt Bắc Kì.
B. Mở rộng Viện Dân biểu Nam Kì cho người Việt.
C. Mờ rộng cơ quan lập pháp cấp Kì cho người Việt tham gia.
D. Mờ rộng chính quyền cấp tỉnh cho người Việt tham gia.
Câu 34. Tình hình Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm 1931 – 1932 là :
A. Hoạt động của Đảng hoàn toàn bị tê liệt.
B. Toàn bộ Đảng viên thuộc Xứ uỷ Trung Kì đều bị bắt.
C. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương đảng đều bị bắt.
D. Hầu hết các uỷ viên BCH Trung ương đảng, Xứ uỷ 3 kì đểu bị bắt.
Câu 35. Hệ thống tổ chức của Đảng đã được phục hồi từ Trung ương đến địa phương khi nào ?
A. Tháng 2/1933. B. Tháng 4/1934.
C. Tháng 3/1935. D. Tháng 7/1935.
Câu 36.Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương từ khi nào ?
A. Tháng 10/1930. B. Tháng 4/1931.
C. Tháng 3/1935. D. Tháng 71935.
Câu 37. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bổ trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.
Câu 38. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là khẩu hiệu nào?
A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
D. “Chống đế quốc” “Chống phát xít”.
Câu 39. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?
A.Trung Kì. B. Bắc Kì.
C. Nam Kì. D. Trong cả nước.
Câu 40. Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất:
A. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
B. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
C. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
D. Riêng trong tháng 5 – 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành thị.
Câu 41. Từ tháng 5 đến tháng 8 – 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?
A. Miền Trung. B. Miền Bắc.
C. Miền Nam. D. Trong cả nước.
Câu 42. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9 – 1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 – 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?
A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh.
C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
D. Đã thực hiện liên minh công – nông vững chắc.
Đáp án
Câu | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
Đáp án | d | a | a | d | c | d | c |
Câu | 36 | 37 | 38 | 38 | 40 | 41 | 42 |
Đáp án | a | c | a | d | c | a | b |