fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn SửPhần 2 - Chương 2 - Bài 14: Phong trào cách mạng...

Phần 2 – Chương 2 – Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (phần 4)

Câu 43. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng?

A. Tháng 2 – 1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.

B. Ngày 1 – 5 – 1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn điền Trí Viễn.

C. Ngày 12 – 9 – 1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghệ An nổi dậy biểu tình.

D. Tất cả các sự kiện trên đều đúng.

Câu 44. Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.

B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuê vô lí.

C. Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 45. Hãy chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã…”.

A. Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến.

B. Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc, phong kiến tay sai.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn.

Câu 46. Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 – 1931, Đảng ta được trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4 – 1931 Đảng ta được Quốc tế cộng sản công nhận:

A. Là một chi bộ của Quốc tế cộng sản.

B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh.

C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 47. Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra những tờ báo nào để bồi dưỡng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin cho đảng viên.

A. “Ý kiến chung”, “Đuốc đưa đường”.

B. “Đuốc đưa đường”, “Con đường chính nghĩa”.

C. “Tiếng dân”, “Nhành lúa”.

D. Tất cả các tờ báo trên.

Câu 48. Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục từ

A. Đầu năm 1932.

B. Cuối năm 1935.

C. Đầu năm 1933.

D. Cuối năm 1934 đầu 1935.

Câu 49. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công- nông.

B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng.

C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.

D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 50. Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

A. 1930 – 1931.       B. 1932 – 1935.

C. 1936 – 1939.       D. 1939 – 1945.

Câu 51. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào thực hiện sự liên minh công – nông vững chắc.

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ – Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ – Tĩnh.

Câu 52. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?

A. Từ tháng 2 đến tháng 4 – 1930.

B. Từ tháng 5 đến tháng 8 – 1930.

C. Từ tháng 9 đến tháng 10- 1930.

D. Từ tháng 1 đến tháng 5-1931.

Câu 53. Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề. Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì?

A. 1929 – 1930.       B. 1930 – 1931.

c. 1931 – 1932.       D. 1932 – 1933.

Câu 54. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?

A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.

B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.

C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.

D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.

Câu 55. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thực dân Pháp đã làm gì?

A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.

B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.

C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.

D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 56. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào:

A. Nông nghiệp.       B. Công nghiệp.

C. Xuất khẩu.        D. Thủ công nghiệp.

Đáp án

Câu 43 44 45 46 47 48 49
Đáp án a d c a b b a
Câu 50 51 52 53 54 55 56
Đáp án a b c a c b a

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular