Câu 57. Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?
A. 1 – 5 – 1929. B. 1 – 5 – 1930.
c. 1-5-1931. D. 1 – 5 – 1933.
Câu 58. Năm 1930, Nghệ – Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì:
A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất.
B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
C. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Câu 59. Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam vào thời gian nào?
A. Tháng 2 – 1930.
B. Tháng 2,3,4 – 1930.
C. 1 – 5 – 1930.
D. 12 – 9 -1930.
Câu 60. Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quần chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình:
A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phản đối chính phủ Pháp tấn công nhà nước Xô Viết.
B. Kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1 – 5 – 1930.
C. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
D. Cả 3 ý trên.
Câu 61. Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ – Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?
A. Anh Sơn. B. Hưng Nguyên.
C. Thanh Chương. D. Can Lộc.
Câu 62. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ – Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?
A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. Biểu tình 1 – 5 – 1930 trên toàn quốc.
C. Biểu tình 12 – 9 – 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân… tháng 9 – 10 – 1930.
Câu 63. Chính quyền cách mạng ở Nghệ – Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:
A. Chính quyền của liên minh công nông.
B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
C. Hình thức của chính quyền vô sản.
D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.
Câu 64. Tổ chức nào đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị xã hội ở nông thôn Nghệ – Tĩnh
A. Ban chấp hành nông hội.
B. Ban chấp hành công hội.
C. Hội phụ nữ giải phóng.
D. Đoàn thanh niên phản đế.
Câu 65. Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Từ 2 đến 3 tháng.
B. Từ 3 đến 4 tháng.
c. Từ 4 đến 5 tháng.
D. Từ 5 đến 6 tháng.
Câu 66. Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành một chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn:
A. 1930 – 1931. B. 1931 – 1932.
C. 1933 – 1934. D. 1934 – 1935.
Câu 67. Thời kì cách mạng từ 1930 đến 1935 là thời kì:
A. Đảng ta ra hoạt động công khai.
B. Đảng ta hoạt động mạnh mẽ.
C. Đảng ta hoạt động nửa công khai, nửa bí mật.
D. Đảng ta hoạt động bí mật.
Câu 68. Lãnh tụ nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hi sinh trong nhà tù đế quốc trong thời kì 1930 – 1935?
A. Trần Phú.
B. Nguyễn Đức Cảnh.
C. Nguyễn Phong Sắc.
D. Ngô Gia Tự.
Câu 69. Trong thời kì cách mạng 1930 – 1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị giam trong nhà tù nào?
A. Hỏa Lò (Hà Nội).
B. Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Côn Sơn.
D. Côn Đảo.
Đáp án
Câu | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 |
Đáp án | b | d | c | b | b | c | a |
Câu | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | |
Đáp án | b | c | b | d | a | b |