Đến thời điểm hiện tại, thí sinh đã có đầy đủ thông tin điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia 2019 (tức xét tuyển nguyện vọng – NV) của tất cả các trường. Nếu không trúng tuyển NV đợt 1 (hoặc trúng tuyển vào những NV “dự phòng” không thật sự hứng thú), thí sinh còn những “giải pháp” nào để vào đại học đúng ngành mình yêu thích?
Xét tuyển học bạ – giải pháp hàng đầu cho thí sinh trượt NV
Với ưu điểm là điểm xét tuyển ổn định, tương đối ít biến động và hồ sơ thủ tục đơn giản, phương thức xét tuyển học bạ đang là giải pháp hàng đầu được nhiều thí sinh lựa chọn lúc này. Một trong những trường đại học áp dụng xét tuyển học bạ được đông đảo thí sinh quan tâm là trường Đại học Greenwich (Việt Nam).
Điểm chuẩn NV tại Đại học Greenwich (Việt Nam) từ 15 điểm thi THPTQG, áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo:
» Công nghệ thông tin – BSC
» Thiết kế đồ họa – BAGD
» Quản trị Kinh doanh – BABM
» Quản trị Marketing – BABM (Marketing)
» Quản trị Sự kiện – BABM (Event Management)
» Quản trị Truyền thông – BABM (PR – Communication)
Ngay sau khi trường công bố điểm chuẩn, nhiều thí sinh đã nhanh chóng xét tuyển học bạ để có thể trúng tuyển đại học đúng trường, đúng ngành yêu thích.
Ngoài ra, nhà trường tuyển thẳng đối với thí sinh thoả mãn điều kiện: Điểm tổng kết lớp 11 hoặc lớp 12 từ 6.5 trở lên
Xem thêm thông tin tuyển sinh Đại học Greenwich (Việt Nam) TẠI ĐÂY
Xét tuyển NV bổ sung: Để tăng cơ hội, cần lưu ý nhiều điều
Những thí sinh có điểm thi tương đối tốt chưa trúng tuyển NV đợt 1 có thể xét tuyển NV bổ sung theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Theo đó, các trường sẽ công bố thông tin xét tuyển NV bổ sung (nếu có) sớm nhất từ ngày 18/8, bắt đầu nhận hồ sơ từ 28/8.
Điểm đầu tiên thí sinh cần lưu lý là việc xét tuyển NV bổ sung do các trường quy định, do vậy sẽ có trường không xét tuyển bổ sung hoặc nếu có chỉ xét bổ sung cho một số ngành nhất định (còn chỉ tiêu xét tuyển). Vì thế, thí sinh nếu muốn xét tuyển NVBS nên theo dõi để nắm vững thông tin xét tuyển của các trường, các ngành mà mình quan tâm.
Do xét tuyển bổ sung chỉ áp dụng đối với các ngành còn chỉ tiêu và tùy thuộc vào các trường nên thí sinh sẽ bị giới hạn phạm vi lựa chọn. Chẳng hạn, thí sinh thường rơi vào các trường hợp xét tuyển ngành yêu thích ở những trường không thuộc “Top”, hay chọn trường danh tiếng nhưng chỉ có thể học những ngành không thật sự có hứng thú. Lựa chọn giữa hai hướng đi này là một câu hỏi khó, nhất là trong thời gian hạn chế. Một gợi ích hữu ích, thí sinh có thể tìm hiểu thông tin các ngành gần, cùng nhóm ngành với ngành yêu thích. Ví dụ thí sinh thích Kinh doanh quốc tế có thể chọn thêm ngành Quản trị kinh doanh; thích Công nghệ thông tin có thể chọn An toàn thông tin, Hệ thống thông tin quản lý,…
Nhìn chung, dù chọn phương thức xét tuyển nào, thí sinh vẫn nên ưu tiên chọn ngành theo sở thích, chọn trường phù hợp năng lực bản thân. Lựa chọn được những ngành (trường) phù hợp, thí sinh nên chủ động kết hợp nhiều phương thức, tránh phụ thuộc vào một phương thức duy nhất.