fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Văn Tổng hợp các biện pháp tu từ trong Ngữ văn lớp 12

Tổng hợp các biện pháp tu từ trong Ngữ văn lớp 12

0

Các biện pháp tu từ mới này sẽ bổ sung thêm vào những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ bạn đã được học ở chương trình Ngữ Văn các lớp dưới. 

văn 51. Phép lặp cú pháp

“Lom khom dưới núi: tiều vài chú  Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”                                            [Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]

“Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa”.

[Hịch tướng sỹ – Trần Quốc Tuấn]

2. Phép liệt kê

“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng”

(Tre Việt Nam)

3. Phép chêm xem

– Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấu  gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

[Quê hương – Giang Nam]
4. Phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh

– Điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

5. Phép đối

– Là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…

“Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng”.

(Tú Xương)

6. Đảo ngữ

– Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt

“Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay”.

(Nguyễn Đức Mậu)

Comments

comments