Chiếu 15/3, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố những thông tin liên quan đến quy trình, thủ tục đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2016.
Quy trình đăng ký xét tuyển
Các thí sinh sau khi tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2016 và được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ bắt đầu tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng từ ngày 1/8/2016. Kỳ xét tuyển năm nay sẽ chia làm nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài từ 10 – 12 ngày cho đến khi hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường đề ra.
Chỉ xét tuyển thí sinh đăng ký sử dụng kết qủa thi THPT Quốc gia để xét tuyển ĐH – CĐ
Bộ GD&ĐT quy định rõ, với các trường tuyển sinh theo phương án căn cứ vào kết quả thi THPT thì chỉ được xét tuyển các thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển ĐH – CĐ. Để thuận tiện cho các thí sinh, Bộ yêu cầu các trường phải công bố công khai về quy định xét tuyển vào từng ngành hoặc nhóm ngành của trường trên trang điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tin phải bao gồm các nội dung sau:
Kết quả sơ tuyển, thi năng khiếu phải được công bố trước 1/8/2016
Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường có tổ chức sơ tuyển và các trường tổ chức thi môn năng khiếu phải có kế hoạch thi tuyển cụ thể và đảm bảo phải công bố kết quả thi đến tất cả các thí sinh trước ngày 1/8/2016. Tức là trước khi diễn ra đợt tuyển sinh ĐH – CĐ đầu tiên.
Mọi thông tin về sơ tuyển và kết quả thi năng khiếu cũng phải được cập nhật thường xuyên trên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia. Danh sách các thí sinh qua vòng sơ tuyển, năng khiếu ngoài kết quả thi phải kèm theo đầy đủ thông tin về số báo danh trong kỳ thi THPT Quốc gia hoặc số Chứng minh thư nhân dân.
Tổ hợp môn xét tuyển có bài bị 1,0 điểm không được tham gia xét tuyển
Theo quy chế tuyển sinh ĐH – CĐ 2016, thí sinh phải đáp ứng các yêu cầu xét tuyển theo quy định tại Đề án tự chủ tuyển sinh của từng trường và theo Đièu 6 của Quy chế tuyển sinh. Cụ thể như sau:
Sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển phải quy định rõ mức chênh lệch điểm
Các trường phải công khai tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành, nhóm ngành kèm theo chỉ tiêu của các ngành trong từng đợt xét tuyển. Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển vào cùng 1 ngành, trường cần quy định rõ mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp hoặc chỉ tiêu dành cho mỗi tổ hợp.
Dành 50% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống
Đối với những ngành mà trường đã tổ chức tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước thì phải dành tối thiểu 50% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống. Trường phải quy định rõ cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển và các điều kiện bổ sung khác nếu cần thiết.
Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cảu Bộ GD&ĐT
Năm 2016, các trường được tự chủ trong việc tuyển sinh, đồng thời được tự xác định mức điểm xét tuyển vào trường và vào từng ngành. Tuy nhiên, điểm xét tuyển phải đảm bảo không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.
Lưu ý, trước đó Bộ GD&ĐT đã công bố năm 2016 sẽ không có mức điểm sàn đối với hệ cao đẳng. Chỉ cần các thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT là có thể tham gia xét tuyển vào các trường cao đẳng. Mức điểm sàn đối với đại học sẽ do Bộ cân nhắc và xem xét dựa trên kết qua thi THPT Quốc gia 2016.
Thủ tục ĐKXT và lệ phí ĐKXT
Để ĐKXT thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu ĐKXT theo quy định của Bộ và của trường tuyển sinh. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, cần chọn mục “ưu tiên xét tuyển” và điền thêm các thông tin bổ sung vào Phiếu ĐKXT.
Thí sinh nộp phiếu ĐKXT trong thời gian quy định theo 2 cách:
Phí dự tuyển được thực hiện theo Quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính-Bộ GD&ĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh).
Thí sinh phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận việc trúng tuyển
Bộ GD&ĐT quy định rõ, thí sinh khi trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường trong thời gian quy định thì mới có tên trong danh sách trúng tuyển của trường. Nếu quá thời hạn, thì trường đó được phép từ chối nhập học cho thí sinh và dành cơ hội cho thí sinh kế tiếp.
Thí sinh thuộc diện “ưu tiên xét tuyển” cần nộp bổ sung: