fbpx
Home Tin tuyển sinh Tiêu chuẩn và điều kiện xét tuyển vào Đại học Phòng cháy chữa cháy…

Tiêu chuẩn và điều kiện xét tuyển vào Đại học Phòng cháy chữa cháy…

0

Ngày 9/3 vừa qua đã diễn ra buổi giao lưu trực tuyến do báo Công an nhân dân tổ chức. Tại đây PGS Nguyễn Mạnh Hà (Hiệu trưởng Đại học Phòng cháy chữa cháy) trả lời thắc mắc của thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường.

– ĐH Phòng cháy chữa cháy có đào tạo cả ngoài ngành. Vậy tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển vào trường là như thế nào. Sau khi ra trường có được phân công công tác? 

– Tiêu chuẩn dự thi vào ĐH Phòng cháy chữa cháy: Thí sinh phải qua sơ tuyển tại Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh, thành phố theo quy định của Bộ Công an. Năm 2016, Đại học Phòng cháy chữa cháy không tổ chức thi tuyển, lấy kết quả thi THPT quốc gia để xét. Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển phải đăng ký và dự kỳ thi THPT quốc gia với các môn thi khối A.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được phân công nhận công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân, các Sở, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn thuộc công an các địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc do điều động của Bộ Công an.

– Hiện nay phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là vấn đề nhức nhối, đầy rẫy sự nguy hiểm, lính cứu hỏa lại chưa có nhiều trang thiết bị bảo vệ nên sự rủi ro rất lớn. Nhưng vì sao vẫn đông thí sinh dự thi vào Trường Đại học phòng cháy chữa cháy, có phải vì cơ hội làm việc khi ra trường tốt hơn so với những ngành khác?

Nghề phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam về căn bản đúng là đầy rẫy sự nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn thậm chí rủi ro đến cả tính mạng song, những năm gần đây, xã hội đã nhận thức rõ vai trò, giá trị nghề nghiệp cao quý của nghề cứu hỏa đó là nghề cứu người, cứu tài sản trong hỏa hoạn, là nghề có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Do đó, sự quan tâm của xã hội, người dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bước đầu có những phát triển mới. Nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân về công tác này ngày càng được mở rộng và càng coi trọng.

Cũng từ đó, những năm gần đây, số lượng thí sinh dự thi vào Trường Đại học phòng cháy chữa cháy tỷ lệ ngày càng cao.

Bên cạnh đó, trường Đại học phòng cháy chữa cháy là trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn. Học viên trúng tuyển đại học và trung cấp Phòng cháy chữa cháy được hưởng các quyền lợi sau: Được bố trí ăn ở tập trung trong ký túc xá của trường; được Nhà nước đài thọ toàn bộ tiền học phí, tiền ăn, ở, phụ cấp sinh hoạt, quân tư trang và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của Bộ Công an trong suốt thời gian học tập.

Sau khi tốt nghiệp, được phân công nhận công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân các Cảnh sát PCCC và các Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an các địa phương.

– Em là nữ và mong muốn được gia nhập lực lượng, nhưng không biết trường có xét tuyển nữ không và chỉ tiêu bao nhiêu? 

– Năm 2016, Bộ Công an giao chỉ tiêu số lượng khá lớn, với chỉ tiêu tuyển mới của hệ đại học là 250, trung cấp là 300, trong đó tỷ lệ tuyển nữ là 10% theo quy định của Bộ và được phân cụ thể như sau: Phía Nam (từ Quảng trị trở vào) 10 chỉ tiêu hệ Đại học và 12 hệ Trung cấp. Phía Bắc 15 hệ Đại học và 18 hệ Trung cấp.

– Nếu em đỗ vào hệ dân sự của Đại học Phòng cháy chữa cháy thì sẽ học tập như thế nào, học phí ra sao và bằng cấp của em tương đương như thế nào? Khi ra trường thì chúng em sẽ xin việc ở đâu? 

– Học viên trúng tuyển đại học và trung cấp hệ dân sự phải tự túc về ăn ở, sinh hoạt và phải đóng học phí đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Bộ Công an.

Học phí đối với Đại học Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự là 720.000 đồng/tháng. Đối với Trung cấp Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự là 500.000 đồng/tháng.

Khi tốt nghiệp, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện sẽ có thể được tuyển dụng vào ngành Công an hoặc có thể tìm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước; các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; các ngành kinh tế như Xăng dầu, hàng không… trên phạm vi cả nước.

Comments

comments