fbpx
Home Giải bài tập lớp 12 Soạn Văn 12 Soạn văn 12 tập 1: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Soạn văn 12 tập 1: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

0

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1: Các thao tác lập luận đã học

– Chứng minh là dùng dẫn chứng và lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.

– Giải thích là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.

– Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.

– So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.

– Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến.

Câu 2: Các thao tác lập luận được Hồ Chí Minh sử dụng trong đoạn trích là:

  • Phân tích
  • Chứng minh
  • Bác bỏ
  • Bình luận

Câu 3: Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận

– Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

– Bước 2: Lập dàn ý

* Dàn ý

– Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

– Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

+ Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay?

  • Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ.
  • Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ.
  • Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên.

+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

– Kết thúc vấn đề:

+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra

+ Bản thân

– Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp.

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1: Tham khảo

Liêm là trong sạch, không tham lam.

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.

Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.

Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.

Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,… đều là tham lam, đều là bất liêm.

(Hồ Chí Minh)

Comments

comments