fbpx
Home Giải bài tập lớp 12 Soạn Văn lớp 12 (bản ngắn) Soạn bài: Vợ chồng A Phủ (Trích – Tô Hoài)

Soạn bài: Vợ chồng A Phủ (Trích – Tô Hoài)

15

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.

Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết 2006)…

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Số phận và tính cách của nhân vật Mị:

* Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra:

– “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”…

→ Phải sống với kẻ mà mình không yêu là nỗi khổ đau lớn nhất của Mị.

– Mị muốn giải thoát nỗi đau: Trốn về nhà định ăn lá ngón tự tử…

– Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần:

+ Nỗi khổ về thể xác: Mị là con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu con ngựa, Mị làm việc như một cái máy.

→ Mị bị tước đoạt sức lao động một cách triệt để và trở thành công cụ lao động cho nhà Thống lí Pá Tra.

+ Nỗi khổ tinh thần: Mị không nói, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…

→ Mị sống trong trạng thái vô cảm, trơ lì, chai sạn trước những đau khổ.

* Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị:

– Khi mùa xuân đến: Sự trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc

+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi, hơi rượu – uống rượu ừng ực từng bát. → Mị say khiến Mị nhớ lại về quá khứ: “Mị vẫn là người”.

→ Ý thức về thân phận: “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay”.

→ Khao khát sống đang trỗi dậy.

+ Hành động: Quấn lại tóc, với tay lấy váy hoa…

+ Khi bị A Sử trói: không biết mình bị trói, vẫn nghe tiếng sáo, vùng bước đi.

– Hành động cởi trói cho A Phủ:

+ Lúc đầu: Mị thản nhiên, dửng dưng.

+ Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ: Mị hồi tưởng lại cuộc đời đầy tủi nhục của mình, thương xót và cắt dây cứu A Phủ.

→ Từ suy nghĩ đến hành động đều phù hợp với tâm lí nhân vật. Hành động cởi trói cho A Phủ dù bột phát nhưng có ý nghĩa của sự vùng dậy. Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là cắt dây cởi trói cho cuộc đời mình.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

* Tính cách của nhân vật A Phủ: Mạnh mẽ, gan dạ:

– Dám đánh con trai nhà thống lí → Bị phạt vạ, làm tôi tớ cho nhà thống lí.

– Bị trói: Nhai đứt hai vòng dây mây quật sức vùng chạy → Khát vọng sống mãnh liệt.

– Lúc bị xử kiện: A Phủ gan góc chịu đòn, im lặng như tượng đá.

– Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là người tự do, không sợ cường quyền, kẻ ác.

– Khi để hổ ăn mất bò, A Phủ đề nghị xin đi bắt hổ.

– Được Mị cởi dây trói, chạy trốn khỏi nhà thống lí → Khát vọng sống tự do.

→ Nhân vật A Phủ mang những nét tiêu biểu của thanh niên miền núi Tây Bắc: chất phác, thật thà, khỏe mạnh… dù bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng vẫn không nguôi khát vọng tự do.

* Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc họa ở nhân vật Mị và A Phủ: Mị được khắc họa từ một cái nhìn bên trong, nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống nội tâm. Còn nhân vật A Phủ được tác giả nhìn từ bên ngoài, tạo nên nét nổi bật về tính cách và hành động để thấy rõ được sự gan góc, táo bạo và mạnh mẽ từ nhân vật.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

– Ông luôn có những phát hiện mới mẻ, thú vị về nét sinh hoạt, phong tục của người dân miền núi Tây Bắc: tục cướp vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện…

– Giọng điệu nhẹ nhàng, đầy chất thơ: cảnh mùa xuân về trên núi cao, lời ca, giai điệu tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết,…

– Ngôn ngữ dản dị, đậm đà phong vị và màu sắc dân tộc, mang đậm cá tính, bản sắc riêng.

Luyện tập

Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ: Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống dậy quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của kiếp nô lệ, khẳng định được chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng.

Comments

comments

15 COMMENTS

Comments are closed.