I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
Câu 1 (trang 194 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Luận điểm nêu chưa rõ ràng nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý (“Cảnh vật.. vắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm”, “cảnh sắc im ắng”).
b, Không nêu được luân điểm khái quát (ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn không diễn tả được đúng bản chất, cốt lõi vấn đề.
c, Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào triển khai đầy đủ, luận điểm trình bày nghèo nàn, sơ lược.
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Khi viết văn nghị luận cần:
– Cần xác định luận điểm rõ ràng, phù hợp với đối tượng nghị luận.
– Sử dụng từ ngữ, câu văn rõ ràng, chính xác.
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
Câu 1 (trang 195 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác
Sửa lại luận cứ: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.
b,
– Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.
– Luận cứ đưa ra chưa đầy đủ, mới chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.
Sửa: cần bổ sung luận cứ sao cho phù hợp với luận điểm: “Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.
c,
– Luận cứ thiếu tính hệ thống. Phải sắp xếp hệ thống luận cứ lại theo trình tự hợp lí.
– Các luận cứ không phù hợp với luận điểm: “Ái Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược”, “Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lẫy lừng non sông”.
Câu 2 (trang 195 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Cần nều luận cứ rõ ràng, xác đáng, các dẫn chứng cụ thể, phù hợp với luận điểm để tạo được một lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
III. Lỗi về cách thức lập luận
Câu 1 (trang 195 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Luận cứ trình bày thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng rõ cho luận điểm chính.
b, Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.
c,
– Luận điểm không rõ ràng. Phần gợi mở dẫn dắt không phù hợp cho việc nêu bật lên luận điểm chính.
– Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài nêu trong những câu trước: “Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ” (Thu hứng).
Câu 2 (trang 196 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Khi viết văn nghị luận tránh lỗi lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.