I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác phẩm
Ngày 02/09/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Bác ơi.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 169 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Bốn câu thơ đầu: nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời:
– Lòng người:
+ Xót xa, đau đớn: chạy về,lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.
+ Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”.
– Cảnh vật:
+ Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác.
+ Thừa thãi, cô đơn, không còn bóng dáng Người.
+ Không gian thiên nhiên và con người như có người đồng điệu “Đời tuôn nước mắt / trời tuôn mưa” → cũng khóc thương trước sự ra đi của Bác.
Câu 2 (trang 169 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Sáu câu thơ giữa bài tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ:
– Lí tưởng, lẽ sống: cả cuộc đời Bác đã hi sinh, phấn đấu để đất nước độc lập, đồng bào được tự do, hạnh phúc:
“Bác sống như trời đất của ta
….
Áo để em thơ lụa tặng già”
– Niềm vui của Bác gắn liền với niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người:
“Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
– Tình thương của bác gắn liền với tinh thần thương người, thương đời, thương nước, quên mình:
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”
– Bác Hồ vĩ đại mà gần gũi, bình dị, khiêm nhường. Tấm lòng quên mình vì nhân dân, vì đất nước cùng cuộc sống giản dị không hề phô trương, không màng danh lợi của Bác đã khiến cho Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân.
Câu 3 (trang 169 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi:
– Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ.
– Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
– Yêu Bác → Quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng.
=> Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.
“Xin Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”.