(GDVN) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05 /2017/TT-BLĐTBXH quy định quy chế tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng.
Thông tư này áp dụng cho trường cao đẳng, trường trung cấp và trường đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng, không áp dụng cho thí sinh vào học chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và đi học ở nước ngoài.
Quy chế tuyển sinh do các trường tự xây dựng, miễn sao đáp ứng được tiêu chuẩn ngành, nghề đào tạo, thời gian, đối tượng, hình thức tuyển sinh, chính sách ưu tiên, các điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, lệ phí…
Thời gian, hình thức tuyển sinh
Theo Thông tư, thời gian tuyển sinh của các trường được thực hiện một hay nhiều lần trong năm.
Với trình độ trung cấp, các trường được tuyển học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên, trong khi trình độ cao đẳng được tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
Các trường được chọn hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Nội dung đề thi phù hợp với trình độ chung của thí sinh và thời gian làm bài quy định cho mỗi môn thi.
Hình thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển; thi tuyển; kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.
Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh của trường, thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKDT) vào ngành, nghề học của trường phù hợp với nguyện vọng, khả năng và điều kiện của mình;
Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào một hoặc nhiều trường thông qua phiếu đăng ký tuyển sinh
Quy chế tuyển sinh vào các trường cao đẳng, trung cấp năm 2017 (Ảnh: Báo Giao thông)
Trường công bố phương thức tiếp nhận hồ sơ ĐKDT và phí tuyển sinh; thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKDT và phí tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
Nội dung đề thi đạt được yêu cầu về kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học phổ thông (chủ yếu là chương trình lớp 12), phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học phổ thông;
Có thể hạ điểm trúng tuyển
Căn cứ số lượng chỉ tiêu được xác định theo quy định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng, cử tuyển (nếu có); căn cứ thống kê kết quả tuyển sinh; căn cứ quy định khung điểm ưu tiên (nếu có), Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh dự kiến một số phương án tuyển chọn để trình Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định.
Các trường có thể xây dựng tiêu chuẩn trúng tuyển chung trường hoặc theo từng ngành, nghề đào tạo của trường và do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quy định.
Khi số thí sinh trúng tuyển đến trường không đủ, trường có thể hạ tiêu chuẩn tuyển chọn hoặc tuyển bổ sung bằng các lần tuyển sinh tiếp theo cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Việc hạ tiêu chuẩn tuyển chọn và tuyển sinh các đợt tiếp theo do Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quy định trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng tuyển sinh và phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Nếu số thí sinh đến trường nhập học đủ so với chỉ tiêu đã xác định ở ngay đợt tuyển sinh tiếp theo, trường không được nhận thêm hồ sơ ĐKDT dù vẫn còn các đợt tuyển sinh như đã thông báo trước đó và phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Tiêu chuẩn tuyển chọn ở tất cả các đợt tuyển sinh của trường không nhất thiết phải bằng nhau và do Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng tuyển sinh.
Đối với những ngành, nghề không tuyển đủ chỉ tiêu, sau khi đã xác định tiêu chuẩn tuyển chọn ở mức cho phép theo yêu cầu đào tạo của trường mà vẫn còn thiếu số lượng, trường được phép lấy thí sinh dự tuyển vào trường mình nhưng không trúng tuyển vào những ngành, nghề khác, đồng thời đạt yêu cầu và tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định của ngành, nghề còn thiếu số lượng và tự nguyện vào học ngành, nghề đó.
Nếu số người đạt đủ tiêu chuẩn tuyển chọn lớn hơn chỉ tiêu thì lấy theo tiêu chuẩn tuyển chọn từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng theo một quy trình công khai.
Số thí sinh trúng tuyển nhập học không được vượt quá 10% so với chỉ tiêu đã được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Thí sinh nhập học không được vượt quá 10% so với chỉ tiêu
Việc hạ tiêu chuẩn tuyển chọn và tuyển sinh các đợt tiếp theo do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quy định trên cơ sở ý kiến của các thành viên và phải thông báo trên trang thông tin điện tử của trường hoặc phương tiện thông tin đại chúng.
Nếu số thí sinh đến trường nhập học đủ so với chỉ tiêu đã xác định ở ngay đợt tuyển sinh tiếp theo, trường không được nhận thêm hồ sơ đăng ký dù vẫn còn các đợt tuyển sinh như đã thông báo trước đó và phải công khai.
Tiêu chuẩn tuyển chọn ở tất cả đợt tuyển sinh của trường không nhất thiết phải bằng nhau và do Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định trên cơ sở ý kiến của các thành viên.
Với những ngành, nghề không tuyển đủ chỉ tiêu, sau khi đã xác định tiêu chuẩn tuyển chọn ở mức cho phép theo yêu cầu đào tạo của trường mà vẫn còn thiếu số lượng, trường được phép lấy thí sinh dự tuyển vào trường mình nhưng không trúng tuyển vào những ngành, nghề khác.
Nếu số người đạt đủ tiêu chuẩn tuyển chọn lớn hơn chỉ tiêu thì lấy theo tiêu chuẩn tuyển chọn từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng theo một quy trình công khai.
Thông tư nêu rõ, căn cứ các phương án xác định tiêu chuẩn tuyển chọn đã được thông qua, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký duyệt điều kiện trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển nhập học không được vượt quá 10% so với chỉ tiêu đã được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Trước đó tháng 11/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bàn giao công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chức năng quản lý nhà nước đối với 201 trường cao đẳng, 303 trường trung cấp chuyên nghiệp được chuyển cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ năm nay.