fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Toán Phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2016

Phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2016

0

Lop12.vn giới thiệu học sinh phụ huynh tham khảo xu hướng ra đề thi THPT quốc gia 2016 dựa trên thông tin về cấu trúc đề thi 6 năm trước do Bộ giáo dục công bố và phân tích cấu trúc đề thi trong 6 năm qua từ 2010 – 2015

Năm 2015 là năm Bộ giáo dục đã bắt đầu thay đổi trong đó ghép kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học gọi là kỳ thi THPT quốc gia 2015. Và năm 2016 kỳ thi thpt quốc gia sẽ tiếp tục được duy trì trong đó Cấu trúc đề thi môn toán thpt do đề thi để 2 mục đích là xét tốt nghiệp và công nhận đại học do vậy cấu trúc đề thi môn toán gồm 60% kiến thức cơ bản và 40% câu hỏi khó dần. Và đề thi sẽ sắp xếp xếp từ câu dễ tới câu khó.

Để giúp học sinh và phụ huynh có hình dung về cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2016 sẽ như thế nào. Chúng tôi phân tích cấu trúc năm 2015 và phân tích cấu trúc trong 06 năm qua đề Thầy cô, học sinh cũng như bậc phụ huynh nắm rõ để có định hướng học tập tốt nhất.

• Phân bổ kiến thức theo lớp: Đề thi môn toán tập trung vào kiến thức cả 3 lớp là 10,11 và lớp 12 nhưng phần lớn vẫn là kiến thức lớp 12. 

Về phân bổ kiến thức trong đề thi chính thức thì. Trong đó, phần kiến thức lớp 10 là hình học phẳng và câu hỏi số 8, lớp 11 phần lượng giác và xác xuất thống kê.

Nếu em nào học lớp 11 tốt có thể là được câu 10 (phần cực trị). Như vậy, kiến thức lớp 10 và 11 mỗi lớp khoảng 15%, còn lại trọng tâm vẫn nằm ở câu 12

Số câu Nhận diện cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2015 Điểm
Câu 1 Khảo sát hàm số bậc 3 1
Câu 2 Tìm giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất của hàm số trên 1 đoạn 1
Câu 3 a) Số phức (tìm phần thực và phần ảo) 1
b) Giải phương trình logarit
Câu 4 Tính tích phân hàm đa thức (có chứa hàm e) 1
Câu 5 Hình giải tích trong không gian (viết pt đường thẳng, tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng) 1
Câu 6 a) Tính giá trị của biểu thức có chứa sin và cos 1
b) Xác suất
Câu 7 Hình học không gian (Tính thể tích khối chóp + tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau) 1
Câu 8 Hình học phẳng (bài toán tam giác – tìm tọa độ điểm) 1
Câu 9 Giải phương trình vô tỷ 1
Câu 10 Tìm giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa 3 biến 1
 
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014
NỘI DUNG KIẾN THỨC TỈ TRỌNG ĐIỂM PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
1. Hàm số:
– Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
– Các bài toán liên quan
(Ý a, b của Câu 1)
20% Nội dung kiến thức Hàm số được ra ở ý (a), (b) Câu 1 đề thi đại học các năm.

Qua các năm, câu hỏi phần Hàm số có mức độ khó giảm dần. Từ năm 2010 đến năm 2013, hai câu hỏi phần Hàm số ở mức độ dễ vàtrung bình, đến năm 2014, cả hai ý (a) và (b) đều ở mức độ dễ. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức và tính toán thành thạo.

» Đây là nội dung kiến thức dễ, cơ bản mà hầu hết mọi học sinh đều phải làm được nếu muốn xét tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào đại học (ít nhất là ý (a)).

2. Phương trình lượng giác 10% Nội dung kiến thức phần Phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏi dễ. Đặc biệt, đến năm 2014 thì ở mức “siêu dễ”.

» Với nội dung kiến thức này, học sinh chỉ cần nhớ, biết cách biến đổi và vận dụng các công thức lượng giác là có thể làm được.

3. Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình 10% (riêng năm 2010 chiếm 20%)                                                   Đề thi năm 2010 có 1 câu Bất phương trình và 1 câu Hệ phương trình với tỉ lệ điểm chiếm 20%. Từ năm 2011 đến 2014, đề thi chỉ còn 1 câu Hệ phương trình với mức độ câu hỏi khó yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng cao.

» Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều kiện thời gian có hạn.

4. Tích phân 10% Qua đề thi các năm, câu hỏi phần Tích phân giữ nguyên ở mức độ khó trung bình. Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thứcTích phân cơ bản, các phương pháp tính Tích phân và cách vận dụng các kiến thức này.

» Đây là phần kiến thức vừa sức, học sinh dễ dàng kiếm điểm ở câu

5. Hình học không gian

– Thể tích
– Khoảng cách

  Trong đề thi đại học môn Toán, phần Hình học không gianthường yêu cầu tính thể tích và tính khoảng cách. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc mức độ câu hỏi trung bình, câu hỏi về khoảng cách thường khó hơn.

Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích.

Yêu cầu tính khoảng cách yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt về hình học không gian mới có thể giải được.

» Cả hai phần kiến thức Thể tích và Khoảng cách đều yêu cầu cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư duy hình học không gian.

6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN 10% (riêng năm 2010 không có) Nội dung Bất đẳng thứcGTLN – GTNN là câu hỏi có tính phân loại cao nhất trong đề thi. (Năm 2010, đề thi không có nội dung này, thay vào đó là 2 câu HPT và BPT). Ví dụ: câu 9 đề thi Toán khối A năm 2014.

» Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu vận dụng cao rõ ràng nhất, là câu mà các trường tốp trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh.

7. Hình học phẳng 10% Các câu hỏi Hình học phẳng có mức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013, 2014. Trong đề thi 2014, câu hỏi Hình học phẳng ở mức độ khó, yêu cầu học sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao.

» Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh có mục tiêu vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.

8. Hình giải tích không gian 10% Nội dung Hình giải tích không gian trong đề thi các năm 2010-2014 nằm ở mức độ từ dễ đến trung bình, độ khó tăng dần qua các năm nhưng ở mức vừa phải và không quá sức.

» Đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ rèn luyện là có thể làm được.

9. Tổ hợp – Xác xuất – Nhị thức – Số phức 10% Nội dung kiến thức Tổ hợp – Xác suất – Nhị thức, Số phức là phần kiến thức dễ trong đề thi đại học các năm gần đây.

» Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản, thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được.

Từ năm 2010 đến 2014, cấu trúc đề thi đại học môn Toán không thay đổi nhiều. Sự thay đổi lớn nhất là việc bỏ phân loại phần riêng cho ban cơ bản và ban nâng cao vào năm 2014 tạo ra sự công bằng đối với mọi thí sinh dự thi.

Trong đề thi đại học môn Toán các năm 2010 – 2014, các câu hỏi phân bổ ở mức độ dễ, trung bình, khó đảm bảo đề thi vừa sức với học sinh và vẫn phân loại được thí sinh. Trong đó, học sinh có thể dễ lấy điểm ở những câu có thuộc mức độ dễ, trung bình như chuyên đề 1, 2, 4, 8, 9 (theo bảng). Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết nhận dạng phương pháp làm một số bài toán và tính toán cơ bản có thể đạt được khoảng 5 điểm. Những câu hỏi này thường không có tính đánh đố hay yêu cầu học sinh phải tư duy, sáng tạo ở mức độ cao.

Những chuyên đề 3, 5, 6, 7 tương đối khó đòi hỏi mức độ tư duy vận dụng, vận dụng cao. Để làm được các chuyên đề này, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh còn cần rèn luyện khả năng tư duy biến đổi cũng như tích luỹ thêm các kinh nghiệm làm bài.  (Nguồn: Tuyensinh247)

Comments

comments