fbpx
Home Giải bài tập Lớp 11 Giải bài tập Lịch sử 11 Phần Một – Chương I – Bài 2: Ấn Độ

Phần Một – Chương I – Bài 2: Ấn Độ

0

Trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài

(trang 9 sgk Lịch Sử 11): – Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Trả lời:

Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đa có những chính sách thống trị trên nhiều mặt:

o Về kinh tế:

• Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân.

• Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.

o Về chính trị – xã hội:

• Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

• Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…

• Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

o Về giáo dục:

• Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

o Hệ quả:

→ Đời sống nhân dân bị bần cùng hóa

→ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

(trang 10 sgk Lịch Sử 11): – Hãy nêu nguyên nhân, diên biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.

Trả lời:

• Nguyên nhân:

→ Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

→ Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.

• Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay :

→ Ngày 10 – 5 – 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

→ Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân,nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.

→ Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm ( ] 857 – 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

• Ý nghĩa :

→ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

→ Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

(trang 12 sgk Lịch Sử 11): – Trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại.

Trả lời:

a) Sự thành lập Đảng quốc đại

• Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh phát triển đã tác động giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản vươn lên , đòi tự do phát triển kinh tế, tham gia chính quyền nhưng Thực dânAnh kìm hãm.

• Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.

b) Sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.

• Trong 20 năm Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa, phản đối bạo lực, dựa vào anh tiến hành cải cách

• Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái:

– Phái ôn hòa(chủ trương thỏa hiệp với TD Anh, đòi cải cách và phản đối đấu tranh bạo lực)

– Phái cực đoan (đây là phái dân chủ cấp tiến chủ trương kiên quyết chống TD Anh do Ti-lắc đứng đầu)

Câu hỏi (trang 12)

Câu 1 (trang 12 sgk Sử 11):Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của Nhân dân Ấn Độ?

Lời giải:

Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Đảng Quốc Đại đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc:

→ Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .

→ Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ.

→ Là ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn Độ trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành lại độc lập dân tộc.

Câu 2 (trang 12 sgk Sử 11):Nêu tính chất, ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ.

Lời giải:

Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Cao trào cách mạng có tính chất tiêu biểu và ý nghĩa to lớn.

→ Tính chất: Đây là cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo,mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc Cách mạng dân tộc tư sản.

→ Ýnghĩa

• Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

• Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

Comments

comments