Câu 57. Dưới tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá?
A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. Tư tưởng dân chủ tư sản.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
D. Hệ tư tưởng phong kiến.
Câu 58. Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào?
A. Chủ nghĩa dân tộc.
B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
D. Chủ nghĩa dân sinh.
Câu 59. Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bao gồm những thành phần nào?
A. Học sinh, sinh viên, tiểu tư sản, trí thức trẻ.
B. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.
C. Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
D. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, địa chủ, phong kiến.
Câu 60. Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đàng được biểu hiện ở những điểm nào?
A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.
B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.
C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
D. Cả ba vấn đề trên.
Câu 61. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9 – 2 – 1930)?
A. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp.
B. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.
C. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Ba-danh (9 – 2 – 1929), trùm mộ phu cho các đồn điền cao su.
D. Thực hiện mục tiêu của đảng: Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
Câu 62. Địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9 – 2 – 1930)?
A. Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội.
B. Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ.
C. Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.
D. Yên Bái.
Câu 63. Nguyên nhân chủ quan nào là cơ bản làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?
A. Thực dân Pháp còn mạnh.
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng non yếu.
C. Khởi nghĩa nổ ra bị động.
D. Khởi nghĩa nổ ra chậm so với yêu cầu.
Câu 64. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
A. Góp phần có vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
B. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
C. Đánh dấu sự khủng hoảng của huynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. Việt Nam Quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.
Câu 65. Nhân vật nào đóng vai trò quan trọng của Việt Nam Quốc dân đảng?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Chu Trinh.
C. Tôn Đức Thắng.
D. Nguyễn Thái Học.
Câu 66. Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình có quan hệ với sự kiện lịch sử nào?
A. Phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Sự ra đời của công hội (Bí mật) ở Sài Gòn – Chợ Lớn 1920.
C. Khởi nghĩa Yên Bái (9 – 2 – 1930).
D. Vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh (9 – 2 – 1929).
Câu 67. Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?
A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
B. Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công – nông theo con đường cách mạng Việt Nam phát triển mạnh.
C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.
D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.
Câu 68.Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện gì?
A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3 – 1929).
B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5 – 1929).
C. Thành lập Đông Dương cộng sản Đảng (6 – 1929).
D. Thành lập An Nam cộng sản Đảng (7 – 1929).
Câu 69. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 1 – 1929.
B. Tháng 2 – 1929.
C. Tháng 3 – 1929.
D. Tháng 4 – 1929.
Câu 70. An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
B. Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì.
C. Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.
D. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng.
Đáp án
Câu | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 |
Đáp án | c | b | c | d | c | d | a |
Câu | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | 70 |
Đáp án | a | c | c | b | a | c | c |