Câu 27. Tổ chức Công hội được thành lập đầu tiên ở đâu ?
A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh.
C. Sài Gòn – Chợ Lớn. D. Hà Nội.
Câu 28. Hạn chế của phong trào tư sản dân tộc trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là :
A. Chỉ đòi quyền lợi kinh tế cho dân tộc.
B. Chưa kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với quyền lợi chính trị.
C. Không đáp ứng được yêu cầu dân tộc.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 29. Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là:
A. Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
B. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
D. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.
Câu 30. Thực chất của cuộc vận động chống độc quyền ở thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì là gì?
A. Là cuộc vận động chính trị, tập hợp quần chúng của giai cấp tư sản Việt Nam.
B. Là cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
C. Là cuộc vận động đấu tranh dân tộc của tư sản Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 31. Nguyên nhân nào khiến cho thực dân Pháp buộc phải “tha bổng” Phan Bội Châu ?
A. Vì Phan Bội Châu đã nhận được sự giúp đỡ của một luật sư giỏi.
B. Vì Pháp không tìm được một bàng chứng cụ thể về những hoạt động chống lại chính quyền bảo hộ của Phan Bội Châu.
C. Vì Pháp muốn lợi dụng Phan Bội Châu để tuyên truyền tư tưởng “Pháp -Việt đề huề”.
D. Vì cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân ta, nhất là giới trí thức, học sinh, sính viên sản đòi giảm án cho Phan Đội Châu.
Câu 32. Sự kiện công nhân Ba Son đấu tranh đã “đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam”. Bước tiến đó là gì ?
A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành một lực lượng nòng cốt của phong trào dân tộc.
B. Phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu hướng tới mục tiêu dân tộc.
C. Giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào thời kì đấu tranh tự giác.
D. Giai cấp công nhân Việt Nam đã buớc vào thời kì đấu tranh tự giác hoàn toàn.
Câu 33. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tổ chức Đảng nào ?
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Cộng sản Pháp.
C. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Pháp.
D. Đảng Công nhân xã hội dân chù Nga.
Câu 34. Nguyễn Ái Quốc đòi Chính phủ Pháp phải công nhận quyền dân tộc cơ bản nào trong Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vecxai (6/1919)?
A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền bình đẳng dân tộc.
C. Quyền dân tộc tự quyết.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 35. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên Đảng Cộng sản vào năm nào ?
A. Năm 1920. B. Năm 1923.
C. Năm 1924. D. Năm 1930.
Câu 36. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Nguyễn Ái Quốc: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường … ”
A. Cách mạng thuộc địa.
B. Cách mạng tư sản.
C. Cách mạng vô sản.
D. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Câu 37. Điền từ còn thiếu trong câu nói sau của Nguyễn Ái Quốc: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng …”
A. Của bản thân mình.
B. Của nhân dân thế giới.
C. Của quốc tế cộng sản.
D. Của nhân dân các nước chính quốc.
Câu 38. Điền từ còn thiếu trong câu nói sau đây của Nguyễn Ái Quốc: “Tôi hiểu rõ một điều : Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề … , tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi mong muốn”
A. Giải phóng giai cấp.
B. Giải phóng thuộc địa.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Giải phóng nhân dân lao động.
Câu 39. Năm 1920, có sự chuyển đổi nào trong lập trường tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Tư tưởng dân chủ tư sản ⇒ tư tưởng vô sản.
B. Tư tưởng vô sản ⇒ dân tộc chủ nghĩa.
C. Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ tư tưởng dân chủ tư sản.
D. Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ cách mạng vô sản.
Đáp án
Câu | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 |
Đáp án | c | c | d | b | d | c | a |
Câu | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | |
Đáp án | d | a | c | a | b | d |