Câu 118. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường , quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò, sức mạnh to lớn của nông dân ở các nước thuộc địa trong :
A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920)
B. Hội nghị Quốc tế nông dân (6-1923)
C. Đại hội Quốc tế cộng sản lần V (1924)
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929)
Câu 119. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo.
D. Sự thật.
Câu 120. Thời gian tháng 6 – 1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?
A. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
B. Người dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.
D. Người dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
Câu 121. Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
A. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
B. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản.
C. Ra báo “Thanh niên”.
D. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 122. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là:
A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
B. “Đường kách mệnh”.
C. Báo “Thanh niên”.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 123. Thời gian ở Liên Xô 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo:
A. Đời sống công nhân.
B. Báo “Nhân đạo”, Báo “Sự thật”.
C. Tạp chí “Thư tín Quốc tế”, Báo “Sự thật”.
D. Tạp chí “Thư tín Quốc tế”.
Câu 124. Cuối 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc rồi Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc.
C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường Kách mệnh”.
D. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 125. Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam?
A. Tác phẩm “Đường Kách mệnh” và “Bản án chế độ thực dân Pháp” được đưa vào Việt Nam.
B. Báo “Người cùng khổ”, báo “Thanh niên” được phổ biến ở Việt Nam.
C. Chủ trương “Vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Cả ba vấn đề trên.
Câu 126. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu – Trung Quốc, ra báo “Thanh niên”.
B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. Chủ trương phong trào “Vô sản hoá”.
D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thủy.
Câu 127. Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925?
A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lênin.
B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thể giới.
Câu 128. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Tháng 5 – 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Tháng 6 – 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Tháng 7 – 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Tháng 6 – 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Câu 129. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:
A. Báo Thanh niên.
B. Tác phẩm “Đường Kách mệnh”.
C. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
D. Báo “Người cùng khổ”.
Câu 130. Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
– Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
– Cách mạng phải do đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo.
– Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.
A. Tạp chí Thư tín Quốc tế.
B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
C. “Đường Kách mệnh”.
D. Báo “Người cùng khổ”.
Đáp án
Câu | 118 | 119 | 120 | 121 | 122 | 123 | 124 |
Đáp án | c | b | b | c | a | c | b |
Câu | 125 | 126 | 127 | 127 | 129 | 130 | |
Đáp án | d | a | b | b | a | c |