fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Sử Phần 1 – Chương 4 – Bài 7: Tây Âu (phần 1)

Phần 1 – Chương 4 – Bài 7: Tây Âu (phần 1)

0

Câu 1.Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ?

A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 2. Tình hình Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 là :

A. Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá.

B. Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.

C. Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước nhũng biến động to lớn về kinh tế – tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.

D. Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào ?

A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.

C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.

D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Câu 4. Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác – san” là :

A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới Phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.

B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

C. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.

D. Thông qua viên trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.

Câu 5. Tây Âu đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thế giới từ khi nào ?

A. Thập niên 50.

B. Thập niên 60.

C. Thập niên 70.

D. Thập niên 80.

Câu 6. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là :

A. Tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào.

B. Sự hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.

C. Tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ bên ngoài.

D. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Câu 7. Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ ?

A. Anh       B. Pháp.

C. Italia.       D. Cộng hoà Liên bang Đức.

Câu 8. Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là ?

A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.

B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.

C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 9. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm1950 – 1973 là :

A. Tích cực đấu tranh hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.

B. Tây Âu thống nhất mục tiêu xây dựng EU thành mái nhà chung châu Âu.

C. Tây Âu tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ 3 để phát triển kinh tế trong nước.

D. Nỗ lực thiết lập trở lại ách thống trị ở các thuộc địa cũ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Câu 10. Nước nào dưới đây dã từng ủng hô cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam ?

A. Anh.          B. Pháp.

C. Thuỵ Điển.       D. Phần Lan

Câu 11. Mặt trái của xã hội các nước tư bản phát triển ở Tây Âu trong những năm 1973 – 1991 là gì :

A. Nạn phân biệt chủng tộc.

B. Sự bùng nổ của lối sống híppi trong các tầng lớp thanh thiếu niên.

C. Mặt bằng dân trí thấp.

D. Phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội.

Câu 12. Nét nổi bật của tình hình Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là :

A. Trải qua một cơn suy thoái ngắn, kinh tế Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại.

B. Chính trị cơ bản ổn định.

C. Các nước đều có sự điều chỉnh quan trọng về đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ “như hình với bóng” ?

A. Đức.          B. Pháp.

C. Tây Ban Nha.       D. Anh.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án d b c d c d b
Câu 9 10 11 12 13
Đáp án d c c a d d

Comments

comments