Câu 30. Từ sau Chiến tranh thế giới hai đến nay, thế giới tồn tại bao nhiêu trung tâm kinh tế tài chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 31. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?
A. Sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.
B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
C. Do đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, chạy đua vũ trang.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 32. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?
A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật
Câu 33. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm đầu thế kỉ XX.
B. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
C. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918).
D. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945).
Câu 34. Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7 – 1969)?
A .Mĩ B. Nhật C.Liên Xô D. Trung Quốc
Câu 35. Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ là gì?
A. Tìm ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
B. Thực hiện “Cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp, trong giao thông thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ,…
C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 36. Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?
A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Câu 37.Điểm giống nhau trong chính sách đổi ngoại của các đời Tông thống Mĩ là gì?
A. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
B. “Chiến lược toàn cầu hoá”.
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
D. “Chiến lược lấp chỗ trống”.
Câu 38. Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đông minh của Mĩ.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 39. “Chính sách thực lực” của Mĩ là gì?
A. Chính sách xâm lược thuộc địa.
B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
D. Thành lập các khối quân sự.
Câu 40. Đời tổng thống nào của Mĩ gắn liền với việc mở đâu “Chiến lược toàn cầu” phản cách mạng?
A. Tơ-ru-man B. Ken-nơ-đi
C. Ai-xen-hao D. Giôn-xơn
Câu 41. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?
A. Khối NATO B. Khối VACSAVA
C. Khối SEATO D. Cả ba khối trên.
Câu 42. Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì?
A. Khối phòng thủ Nam Đại Tây Dương.
B. Khối phòng thủ Bắc Đại Tây Dương.
C. Khối phòng thủ Đông Đại Tây Dương.
D. Khối phòng thủ Tây Nam Đại Tây Dương.
Câu 43. “Chính sách thực lực” và “Chiến lược toàn cầu” của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?
A. Triều Tiên B. Việt Nam
C. Cu-ba D. I-rắc
Đáp án
Câu | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 |
Đáp án | c | d | c | b | a | d | b |
Câu | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 |
Đáp án | b | c | c | a | b | b | b |