fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Địa Những dạng đề Địa lý có thể gặp phải trong kỳ thi THPT quốc gia 2016

Những dạng đề Địa lý có thể gặp phải trong kỳ thi THPT quốc gia 2016

0

Những nhận định và dự đoán về dạng đề thi dưới đây sẽ phần nào giúp các sĩ tử có định hướng ôn luyện thật tốt cho môn Địa lí trong kỳ tuyển sinh 2016.

Đề thi năm 2015, được rất nhiều giáo viên và học sinh đánh giá là khá dễ và không phân loại được thí sinh.Chính vì vậy mà không quá khó để thí sinh khá giỏi có thể đạt 7-8 điểm trở lên. Điều này cũng được thể hiện trong phổ điểm bài thi môn Địa lí năm vừa qua, khi có tới 72,36% thí sinh đạt điểm trong mức từ 5-7,5 điểm.

Chính vì vậy dự đoán đề thi năm nay sẽ được tăng cường độ khó nhằm tăng chất lượng đầu vào cho các trường Đại học – Cao đẳng có xét tuyển môn Địa lí. Đề thi vẫn sẽ được ra theo hướng kết hợp hai mục đích là xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, do đó đề sẽ có các phần câu hỏi khó – dễ đan xen để thí sinh trung bình – yếu có thể đỗ tốt nghiệp, thí sinh khá – giỏi có cơ hội xét tuyển vào Đại học – Cao đẳng.

Trong đó học sinh cần lưu ý đến các dạng đề sau:

– Về lý thuyết: 

+ Dạng trình bày: Đây là dạng câu thường thường xuyên được đưa ra nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Dạng đề này thường bắt đầu bằng những từ “nêu”, “trình bày”…

+ Dạng phân tích – chứng minh: Câu hỏi được đưa ra sẽ theo hướng yêu cầu học sinh phân tích, chứng minh một vấn đề. Dạng câu hỏi này không chỉ kiểm tra kiến thức của học sinh mà đòi hỏi phải biết vận dụng các kiến thức để lý luận, phân tích.

+ Dạng so sánh: Câu hỏi sẽ yêu cầu thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các yếu tố trong địa lý. Với dạng này, thí sinh không nên trình bày lần lượt từng đối tượng mà phải tìm ra điểm khác biệt giữa các yếu tố, nếu không sẽ không được tròn điểm.

+ Dạng giải thích: Không chỉ yêu cầu thí sinh phải nắm được kiến thức trong sách giáo khoa mà còn phải biết vận dụng các kiến thức để giải thích bằng cách đưa ra các lý do, dẫn chứng. Các vấn đề có thể được đưa ra như thiếu việc làm, gia tăng dân số, phân bố dân cư. Khi bắt gặp câu hỏi này thí sinh cần trả lời thẳng vào vấn đề, tránh tình trạng giải thích dài dòng, lan man mà không đúng yêu cầu đề bài.

– Về kỹ năng: Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ

Phần này thường chiếm khoảng 3 điểm trong đề thi và nếu biết hướng làm thí sinh có thể ăn điểm khá cao.

+ Biểu đồ tròn: Thông thường biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô, bán kính, cơ cấu của nhân tố nói đến trong bài. Bên cạnh đó thí sinh nên lựa chọn vẽ biểu đồ khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới hai năm.

+ Biểu đồ cột (đơn, đôi..): Thí sinh sử dụng dạng biểu đồ này khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.

+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ đề bài yêu cầu “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự tăng trưởng của…” thì biểu đồ đường là lựa chọn đúng nhất.

+ Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Thí sinh sử dụng biểu đồ kết hợp khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

+ Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ ba năm trở lên… Khi vẽ biểu đồ này, nếu số liệu là số tự nhiên thì dứt khoát phải xử lí số liệu để quy ra phần trăm bằng cách cộng lấy tổng số theo từng năm và tính phần trăm của từng năm.

+ Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ phần trăm tuyệt đối).

+ Biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…

Ngoài vẽ biểu đồ, đề bài luôn yêu cầu thí sinh nhận xét thông qua việc tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích.

Về tính toán: 

Trước tiên thí sinh cần chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tính đại lượng mới như tính mật độ dân số (người/km2); tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)… Trong phần làm cần làm một cách cẩn thận, chi tiết để tránh sai sót, nhầm lẫn.

Comments

comments