fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Địa Môn Địa lý: Dự đoán 4 câu hỏi lớn trong đề thi THPT Quốc gia năm 2016

Môn Địa lý: Dự đoán 4 câu hỏi lớn trong đề thi THPT Quốc gia năm 2016

0

Trong kỳ tuyển sinh 2016, nhiều học sinh lựa chọn môn Địa lý như “thần hộ mệnh” để có thể đỗ tốt nghiệp. Trong quá trình ôn tập, học sinh cần chú ý những dạng bài dưới đây để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi năm nay.

Câu 1: Thông thường câu 1 sẽ có 2 ý nhỏ trong đó ý thứ 1 có thể sẽ hỏi về tự nhiên bao gồm 15 bài đầu trong SGK và ý thứ 2 sẽ hỏi về dân cư, nguồn lao động.

Đây là một dạng câu hỏi tương đối dễ, thí sinh chỉ cần nắm được các ý chính thuộc các phần kiến thức có trong sách giáo khoa. Đồng thời có sự kết hợp linh hoạt giữa các kiến thức xã hội và tình hình thực tế để có thể ăn điểm. Hơn nữa thí sinh có thể vận dụng Atlat để lấy thông tin đưa vào bài làm và tạo được câu trả lời sẽ chi tiết, đầy đủ, sinh động hơn.

Câu 2: Câu hỏi về về Atlat được chia thành 2 ý nhỏ.

Đây cũng là một câu ăn điểm khi thí sinh chỉ cần sử dụng Atlat để tra thông tin kết hợp với đó là các kiến thức trong sách giáo khoa và kinh nghiệm thực tế.

Câu 3: Yêu cầu vẽ biểu đồ

Các dạng biểu đồ thường gặp gồm 6 dạng sau:

  • Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm.
  • Biểu đồ cột (đơn, đôi…): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
  • Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
  • Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
  • Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên.
  • Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu thí sinh phải tính toán, quy đổi mới có thể vẽ được. Vì vậy thí sinh cần nắm vững các công thức tính trong địa lý (tính năng suất, mật độ, sản lượng, bình quân lúa trên đầu người, cán cân xuất nhập khẩu…).

Ví dụ như đề thi năm 2015:

Đề cho biểu đồ về diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, yêu cầu thí sinh:

  • Vẽ biểu đồ dạng kết hợp giữa cột chồng và đường
  • Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dựa trên biểu đồ

Cần xác định đúng biểu đồ đề yêu cầu. Vì vẽ không đúng loại biểu đồ thì dù vẽ đẹp vẫn không có điểm. Lưu ý về biểu đồ: biểu đồ có ba yêu cầu đó là: đúng, đủ và đẹp.

Câu 4: cũng gồm 2 ý nhỏ trong đó ý nhỏ 1 có thể hỏi về địa lý các vùng kinh tế hoặc các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, chuyển dịch cơ cấu kinh tế …. Ý nhỏ 2 có thể đề cập đến các vùng kinh tế hoặc Biển đông, các đảo, quần đảo.

Hầu hết phần kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lí ở bậc THPT, thí sinh nên ôn theo các mảng như địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế vùng, địa lí kinh tế ngành để không bỏ sót nội dung.

Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu ý đó là đề thi những năm gần đây đã ra nhiều câu hỏi về chủ đề biển đảo, do đó rất có thể đề thi năm nay sẽ ra câu hỏi theo những chủ đề khác như thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… Chính vì vậy, thí sinh không nên học tủ, học lệch để tránh bị bỡ ngỡ nếu gặp đề thi mới lạ.

Đồng thời đề thi năm 2015 được đánh giá là tương đối dễ và chưa có tính phân loại cao vì vậy khả năng năm nay đề thi sẽ được nâng cao hơn độ khó khiến thí sinh phải “vắt óc” hay vận dụng nhiều kĩ năng tư duy, liên hệ thực tế mới có thể xử lý được.

Để xem chi tiết đề thi và đáp án môn Địa lí THPT Quốc gia 2015, bạn click vào 2 đường link sau: Đề thi | Đáp án

Comments

comments