Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
A. Lý thuyết
I. Kiến thức cơ bản
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bao vệ môi trường.
a. Ô nhiễm môi trường
– Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi tường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
– Thực trạng môi trường hiện nay:
+ Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt.
+ Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn vị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.
⇒ Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.
b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường
Trách nhiệm học sinh:
– Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng
– Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các giống loại động thực vật…
– Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh.
– Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
a. Bùng nổ dân số
– Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
– Hậu quả bùng nổ dân số:
+ Mất cân bằng tự nhiên và xã hội
+ Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
+ Kinh tế nghèo nàn
+ Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao
+ Tệ nạn xã hội gia tăng.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
– Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.
– Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
– Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo
– Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.
– Nguyên nhân:
+ Do môi trường sống ô nhiễm
+ Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh
+ Trình độ khoa học y tế chưa phát triển
+ Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.
b. Trách nhiệm công dân
– Rèn luyện sức khỏe
– Tránh xa các tệ nạn xã hội
– Tuyên truyền các biện pháp
– Phòng tránh dịch bệnh.
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Hội nghị quốc tế cấp cao đầu tiên về môi trường được tổ chức vào ngày 05/6/1972 ở quốc gia nào?
A. Singgapo.
B. Thuỵ Điển.
C. Mĩ.
D. Braxin.
Đáp án: D
Câu 2: Ở nước ta Luật Bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay đang được áp dụng ban hành năm nào?
A. Năm 2012.
B. Năm 2011.
C. Năm 2013.
D. Năm 2014.
Đáp án: D
Câu 3: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:
A. Các cơ quan chức năng.
B. Đảng, Nhà nước ta.
C. Thế hệ trẻ.
D. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Đáp án: D
Câu 4: Khái niệm môi trường được hiểu là:
A. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống của con người.
B. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người.
C. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất, tinh thần có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
D. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Đáp án: D
Câu 5: Ngày môi trường thế giới là ngày nào?
A. Ngày 6 tháng 5.
B. Ngày 1 tháng 6.
C. Ngày 1 tháng 5.
D. Ngày 5 tháng 6.
Đáp án: D
Câu 6: Ngày dân số thế giới là ngày nào?
A. Ngày 11 tháng 6.
B. Ngày 12 tháng 6.
C. Ngày 12 tháng 7.
D. Ngày 11 tháng 7.
Đáp án: D
Câu 7: “Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục …………., làm cho các hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên”. Trong dấu “…” là?
A. quan hệ giữa con người và tự nhiên
B. quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên
C. mâu thuẫn giữa tự nhiên với tự nhiên
D. mâu thuẫn giữa tự nhiên với con người
Đáp án: D
Câu 8: Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS là ngày nào?
A. Ngày 11 tháng 6.
B. Ngày 19 tháng 12.
C. Ngày 11 tháng 7.
D. Ngày 01 tháng 12.
Đáp án: D
Câu 9: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần của môi trường không phù hợp với ………gây nguy hại đến con người và sinh vật”. Trong dấu “…” là?
A. quy luật tự nhiên
B. quy định do con người đặt ra
C. sự phát triển của xã hội
D. tiêu chuẩn của môi trường
Đáp án: D
Câu 10: Cần phải phê phán hành vi nào trong các hành vi sau đây?
A. Không vứt rác bừa bãi.
B. Giữ vệ sinh nơi công cộng.
C. Trồng cây xanh.
D. Xả rác bừa bãi.
Đáp án: D