fbpx
Thursday, April 25, 2024
HomeGiải bài tập lớp 10Giải bài tập GDCD 10Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự...

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Lòng yêu nước

a. Lòng yêu nước là gì?

– Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.

– Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.

b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

– Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.

– Biểu hiện:

   + Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước

   + Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc

   + Lòng tự hào dân tộc chính đáng

   + Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm

   + Cần cù và sáng tạo trong lao động.

2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc

– Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động

– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội.

– Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước.

– Tích cực tham gia bằng việc góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng.

– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

– Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

– Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: “Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn ….. để chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc”. Trong dấu “…” là?

A. đoàn kết    B. sẵn sàng

C. chuẩn bị    D. cảnh giác

Đáp án: D

Câu 2: “Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết …”. Trong dấu “…” là?

A. Hai mươi lăm tuổi.

B. Hai mươi bốn tuổi.

C. Hai mươi sáu tuổi.

D. Hai mươi ba tuổi.

Đáp án: A

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?

A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.

D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Đáp án: D

Câu 4: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là:

A. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.

B. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.

C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.

D. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

Đáp án: D

Câu 5: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm?

A. Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.

B. Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.

C. Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.

D. Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người

Đáp án: D

Câu 6: “Hợp tác trong công việc chung là một … quan trọng của người lao động mới”. Trong dấu “…” là?

A. yếu tố

B. yêu cầu

C. đòi hỏi

D. phẩm chất

Đáp án: D

Câu 7: Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?

A. Cá lớn nuốt cá bé.

B. Cháy nhà ra mặt chuột.

C. Đèn nhà ai nấy rạng.

D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau

Đáp án: D

Câu 8: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?

A. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ.

B. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. Giữ gìn trật tự,vệ sinh lớp học, trường học.

D. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước

Đáp án: D

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

A. Tình yêu quê hương, đất nước.

B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.

D. Tình thương yêu nhân loại.

Đáp án: D

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

A. Là cội nguồn của hàng loạt các giá trị đạo đức khác của dân tộc.

B. Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm.

C. Là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.

D. Là truyền thống tự trong dân tộc Việt Nam sản sinh ra.

Đáp án: D

Comments

comments

RELATED ARTICLES

17 COMMENTS

Comments are closed.

Most Popular