fbpx
Home Giải bài tập lớp 10 Giải bài tập Vật lý 10 Giải Vật Lí 10 Bài 23 : Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Giải Vật Lí 10 Bài 23 : Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

1
Giải Vật Lí 10 Bài 23 : Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Bài 23 : Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

C1 (trang 123 sgk Vật Lý 10): Chứng minh rằng đơn vị động lượng cũng có thể tính ra Niu-tơn giây (N.s).

Trả lời:

Công thức định luật II Niu – tơn: F = ma ⇒ 1 N = 1 kg m/s2.

Công thức tính động lượng: p = m.v, đơn vị: kg.m/s

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

C2 (trang 123 sgk Vật Lý 10): Một lực 50 N tác dụng vào một vật có khối lượng m = 0,1 kg ban đầu nằm yên; thời gian tác dụng là 0,01 s. Xác định vận tốc của vật.

Trả lời:

Áp dụng công thức: F.Δt = Δp = mv – 0

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

C3 (trang 126 sgk Vật Lý 10): Giải thích hiện tượng súng giật khi bắn.

Trả lời:

Xét hệ súng – viên đạn:

   + Động lượng của hệ trước khi súng nổ: bằng 0 (súng và đạn đứng yên).

   + Động lượng của hệ khi súng nổ:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

   + Vì nội lực (lực nổ – đẩy viên đạn) rất lớn so với ngoại lực (trọng lực viên đạn…) nên hệ được coi là hệ kín.

   Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Dấu trừ chỉ chuyển động của súng là giật lùi so với hướng của viên đạn.

Bài 5 (trang 126 SGK Vật Lý 10) : Động lượng được tính bằng

A. N/s

B. N.s

C. N.m

D. N.m/s

Lời giải:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Bài 6 (trang 126 SGK Vật Lý 10) : Một quả bóng đang bay ngang với động lượng p thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại với phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

Chọn đáp án đúng.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của quả bóng.

Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Bài 7 (trang 127 SGK Vật Lý 10) : Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:

A. 6 ;         B. 10

C. 20 ;         D. 28

Lời giải:

– Chọn C.

– Gia tốc của vật là:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Sau 7 s kể từ lúc vật có vận tốc vo = 3 m/s, vật đạt được vận tốc là:

       V = vo + at = 3 + 1.7 = 10 m/s.

Động lượng của vật là : P = mv = 2.10 = 20 kg m/s.

Bài 8 (trang 127 SGK Vật Lý 10) : Xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h . So sánh động lượng của chúng.

Lời giải:

Động lượng xe A là: pA = mA. vA

Động lượng xe B là: pB = mB. vB

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Vậy hai xe có động lượng bằng nhau.

Bài 9 (trang 127 SGK Vật Lý 10) : Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.

Lời giải:

Ta có v = 870 km/h = 725/3 m/s

Động lượng của máy bay:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Comments

comments

1 COMMENT

Comments are closed.