fbpx
Home Giải bài tập lớp 10 Giải bài tập Vật lý 10 Giải Vật Lí 10 Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Giải Vật Lí 10 Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

0
Giải Vật Lí 10 Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

C1. ( trang 96 sgk Vật Lý 10): Có nhận xét gì về phương của hai dây khi vật đứng yên?

Trả lời:

Phương của hai dây cùng nằm trên một đường thẳng.

C2. ( trang 97 sgk Vật Lý 10): Em hãy làm như Hình 17.3 và cho biết trọng tâm của thước dẹt ở đâu.

Trả lời:

Trọng tâm của thước ở chỗ mà khi đặt ngón tay ở đó thì thước nằm cân bằng. Vì khi đó trọng lực nằm cân bằng với phản lực giá đỡ (tay đỡ).

C3. ( trang 98 sgk Vật Lý 10): Có nhận xét gì về giá của ba lực?

Trả lời:

Giá của ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng của vật phẳng mỏng.

Bài 6 (trang 100 SGK Vật Lý 10) : Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

a) lực căng của dây. b) phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Lời giải:

Hình biểu diễn lực:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

a) Vì vật nằm cân bằng nên ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Hay

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

(ở đây ta phân tích trọng lực P thành 2 lực thành phần Px và Py)

Chiếu (∗) lên trục Ox ta có phương trình về độ lớn sau:

       T = Px = P.sin30o = m.g.sin30o = 2. 9,8. 0,5 = 9,8 N.

b) Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật:

Chiếu (∗) lên trục Oy ta được:

       Q – Py = 0 ↔ Q – Pcos30o = 0

       → Q = Py = Pcos30o = 17 (N)

Bài 7 (trang 100 SGK Vật Lý 10) : Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45o . Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khổi lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2 . Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?

A. 20 N ;         B. 28 N

C. 14 N ;         D. 1,4 N.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Hình 17.10

Lời giải:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Chọn C

Lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ sau:

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Chọn hệ trục tòa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu phương trình (1) lên Ox và Oy ta được:

Ox: N1cosα – N2cosα = 0 (2)

Oy: -P + N1sinα + N2sinα = 0 (3)

Từ (2) ⇒ N1 = N2. Thay vào (3) ta được:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

⇒ N1 = N2 = 14N

Theo định luật III Newton, ta xác định được áp lực mà quả cầu đè lên mỗi mặt phẳng đỡ là: N’1 = N’2 = 14 N.

Bài 8 (trang 100 SGK Vật Lý 10) : Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường một góc α = 20o (Hình 17.11). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s2. Lực căng T của sợi dây là bao nhiêu?

A. 88 N ;         B. 10 N

C. 28 N ;         D. 32 N.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Lời giải:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Chọn D. Khi quả cầu nằm cân bằng,không có ma sát, thì phương của dây treo đi qua tâm O của quả cầu

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Xét tam giác vuông N’OT ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Comments

comments