Cập nhật đề thi và đáp án chi tiết đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 – đề số 2. Các em xem chi tiết dưới đây:
Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN VĂN – ĐỀ SÔ 2
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu I:(2,0 điểm)
Đọc văn bản:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
(Trở về quê nội”– Lê Anh Xuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a/ Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ“gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?(0,5 điểm)
b/ Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?(0,5 điểm)
c/ Âm thanh“kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…”đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?(0,5 điểm)
d/ Trong câu thơ“Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ“tím”ở đây có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Giá trị nôi dung của câu thơ?(0,5 điểm)
Câu II(3,0 điểm):
Tự trọng là khôn ngoan
Hãy thể hiện suy ngẫm của bạn về ý kiến trên trong một bài văn ngắn (khoảng 600 từ).
Câu III(5,0 điểm)Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện“Vợ nhặt”– Kim Lân, có ý kiến cho rằng:Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài, còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”.Ý kiến của bạn?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 2
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
I |
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: |
2,0 |
|
a |
Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm xa cách. |
0,5 |
|
b |
Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa. tiếng võng đưa, những bông trang trắng những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cả bờ sông. |
0,5 |
|
c |
Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác giả. |
0,5 |
|
d |
– Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím”ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông] – Giá trị của câu thơ: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi, bình dị mà thanh bình, êm ả mà tràn đầy nhựa sống. |
0,5 |
|
II. |
“Tự trọng là khôn ngoan” |
3,0 |
|
1. |
GIẢI THÍCH Ý KIẾN: |
0,5 |
|
– Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị của bản thân. – Khôn ngoan là biết phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, biết làm điều có lợi cho mình. -> Tự trọng là đức tính tốt đẹp, người biết giữ gìn lòng tự trọng là con người khôn ngoan. |
|||
2. |
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN: |
1,5 |
|
– Biểu hiện của lòng tự trọng: Cư xử đúng mực, đàng hoàng cả trong công việc và cuộc sống; biết giữ lời hứa, giữ chữ tín; dũng cảm thừa nhận những khuyết điểm của bản thân; tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách; khiêm tốn, biết mình biết người; trung thực, không tham lam những thứ bất chính;… – Như vậy, có tự trọng, con người sẽ biết tôn trọng người khác, có ý thức sửa mình đến cùng, có tinh thần trách nhiệm chung, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…. – Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống. Khi có lòng tự trọng, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin, khẳng định giá trị bản thân mình hơn trong các mối quan hệ. Đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. – Có lòng tự trọng, sẽ được sự tin yêu, trân trọng của mọi người xung quanh. Học sinh lấy ví dụ cụ thể chứng minh cho các ý trên: thủ tướng Hàn Quốc nhận lỗi và xin từ chức sau vụ chìm phà Sewon tháng 4/ 2014, nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao,… => Khẳng định ý kiến đề bài nêu ra là hoàn toàn đúng đắn. |
|||
3. |
BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG: |
1,0 |
|
– Mỗi người cần gìn giữ nhân cách, phẩm giá, danh dự của mình, từ những việc làm nhỏ nhất: lời nói, đi lại, ăn, mặc,…; cả trong công việc và cuộc sống hằng ngày. – Phê phán những con người sống không có lòng tự trọng. – Tăng cường và chú trọng giáo dục nhân cách trong gia đình, nhà trường và các hoạt động xã hội. |
|||
III. |
Bàn luận về ý kiến:Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài, còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong. |
5,0 |
|
I. |
GIỚI THIỆU CHUNG: |
0,5 |
|
– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông thường viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và những người dân quê. – “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được rút từ tập “Con chó xấu xí”. Truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật phụ nữ: bà cụ Tứ và vợ nhặt, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đao sâu sắc và mới mẻ của nhà văn. |
|||
II. |
CỤ THỂ: |
4,0 |
|
1. |
GIẢI THÍCH Ý KIẾN: |
0,5 |
|
– “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài”: hình tượng người vợ nhặt hiện lên thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… – “Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”:Tác giả khắc họa nhân vật bà cụ Tứ chủ yếu qua những diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động… è Hai ý kiến đều đúng, thể hiện nét độc đáo ở từng nhân vật, đồng thời cho thấy tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. |
|||
2. |
PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH: |
3,5 |
|
a. |
Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài |
1,5 |
|
Giới thiệu chung: Tác giả gọi nhân vật của mình là “thị”, “người đàn bà” hoặc “người con dâu”, không có tên, tuổi và lai lịch cụ thể. Chỉ biết rằng, thị thường ngồi nhặt thóc rơi vãi ở của kho hoặc ai có việc gọi thì làm. Cuộc sống của thị cũng bấp bênh, khốn khổ trước thảm họa đói. Chính những điều đó, khiến nhân vật càng có sức khái quát. “Thị” đại diện cho biết bao người phụ nữ cùng rơi vào cảnh ngộ đáng thương, thê thảm, thân phận bị rẻ rúng như cọng rơm, cọng rác. |
0,25 |
||
Ngoại hình: – “Cái nón rách tàn nghiêng nghiêng che nửa mặt…” – “Cái ngực gầy lép” – “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt…” -> Cái đói, cái nghèo đã in hằn trên hình hài của thị, khiến thị càng trở nên xấu xí, tiều tụy. |
0,25 |
||
Cử chỉ, hành động: * Trước khi về làm vợ Tràng: – Lần đầu gặp Tràng, giữa lúc đang nhàn rỗi, nghe câu hỏi buông ra của Tràng, những lời trêu ghẹo của bạn bè và cũng vì đói quá mà chị đã “lon ton chạy lại đẩy xe” cho Tràng – một người đàn ông không hề quen biết, rồi “liếc mắt cười tít” để tạo thiện cảm với Tràng. – Lần thứ hai gặp lại Tràng chị chủ động trách móc “điêu, người thế mà điêu”. Những lời thoại tiếp theo đó đã lái những chuyện không đâu vào mục đích thiết thân của người phụ nữ là được ăn… – Khi được Tràng mời ăn thì “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…” – đây đúng là phản xạ của người đói. Rồi không ngại ngần, thị sà xuống, đánh một chặp 4 bát bánh đúc liền, chẳng trò chuyện gì. Ăn xong, thị lại cầm đôi đũa, quẹt ngang miệng. – Sau đó, thị theo không về làm vợ Tràng mà không cần biết gia cảnh, tính tình của Tràng ra sao. -> Miếng ăn trong cái đói quay quắt nhiều khi thúc bách con người, khiến họ quên ý tứ, không còn sĩ diện. Trong hoàn cảnh đó, bản năng sinh tồn đã lấn lướt tất cả. Sự đói khát cùng đường đã biến chị thành trơ trẽn, táo tợn, không còn giữ được danh dự. * Trên đường về nhà: – Chủ động bắt chuyện, tỏ ra bẽn lẽn, ngượng ngùng, mắng yêu Tràng “Bé lắm đấy, đã một mình lại còn mấy u!” -> Ở thị thật ra vẫn còn đó nữ tính. * Sau khi làm vợ Tràng: – Chỉ dám ngồi ở mép giường, cái thế ngồi cho thấy sự chông chênh trong lòng thị. – Khi theo Tràng về làm vợ, gặp bà cụ Tứ, lời nói, hành động của chị đều tỏ ra bẽn lẽn, thẹn thùng. – Sáng hôm sau dậy sớm làm đủ mọi việc như một người vợ hiền, tần tảo, đảm đang: dọn dẹp nhà cửa, quét dọn sân vườn, rất ý tứ khi “điềm nhiên” ăn miếng cháo cám mặn chát trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng. -> Sự thay đổi to lớn ở người vợ nhặt, khi nữ tính trở về, chị cũng là người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Dù ban đầu, thị theo Tràng về cốt để có miếng ăn nhưng về sau ta thấy rõ đó không phải là tất cả, mà còn vì lòng ham sống mãnh liệt. Cái nghèo, cái đói, cái khổ có thể làm thị trở nên xấu xí về hình thức, có lúc đánh mất lòng tự trọng nhưng thẳm sâu trong tâm hồn con người ấy vẫn có những vẻ đẹp đáng quý. |
1,0 |
||
b. |
Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong: |
2,0 |
|
Giới thiệu chung: – Là một bà lão nghèo, chồng và con gái đã mất, bà sống cùng anh con trai duy nhất là Tràng – một thanh niên xấu xí, có phần ngờ nghệch. Giữa thời đói, hai mẹ con họ phải nương tựa vào nhau mà sống, sống nhờ những đồng tiền ít ỏi mà Tràng kiếm được từ việc đẩy xe bò thuê. |
0,5 |
||
Nội tâm nhân vật: – Trước cảnh Tràng có vợ, bà cụ Tứ hết sức ngỡ ngàng, ngạc nhiên: + Phấp phỏng bước theo Tràng vào trong nhà, sững lại, độc thoại nội tâm hàng loạt câu hỏi. + Ngạc nhiên đến mức không tin vào mắt mình, phân vân, ngỡ ngàng, không hiểu rõ mọi chuyện… – Khi hiểu ra mọi chuyện thì tâm trạng bà cụ Tứ rất phức tạp: vui – buồn, mừng – tủi, thương lo đan xen: + “cúi đầu nín lặng” Hiểu ra tình cảnh khó khăn, éo le của con mình, của gia đình mình + Thương xót, thấu hiểu cho cảnh ngộ của người con dâu: “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”… + Lo lắng cho tương lai của các con: “biết rằng chúng nó có qua nổi cơn đói khát này không”, “bà cụ nghẹn lời…ròng ròng”… – Vượt lên trên tất cả là niềm vui, niềm hi vọng: + Tin tưởng vào triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: “Ai giàu ba họ ai khó ba đời”,nghĩ đến những chuyện tốt đẹp ở tương lai. -> Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người nông dân nghèo khổ , song đây là người mẹ từng trải, hiểu biết, nhân hậu, bao dung và lạc quan. Qua nhân vật, tác giả đã mang đến cho người đọc thông điệp về giá trị của tình yêu thương con người và tinh thần ham sống mãnh liệt. |
1,5 |
||
III. |
ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT: |
0,5 |
|
– Bằng ngòi bút tài hoa khi khắc họa nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tấm lòng cảm thông với số phận cùng quẫn của người dân trong nạn đói và thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ. – Tác phẩm“Vợ nhặt”xứng đáng là truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài nông thôn trong văn học hiện đại Việt Nam. |
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download