fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Văn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2017- Đề số 5

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2017- Đề số 5

0

Phần đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước.

(Trích Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng – Hồ Chí Minh, Dẫn theo Thơ Văn Hồ Chí Minh)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Phương thức biểu đạt đó được thể hiện như thế nào trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (0,5 điểm)

Nét đặc sắc trong cách sử dụng câu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của cách diễn đạt đó. (1,0 điểm)

Theo anh/chị, thanh niên ngày nay cần phải làm gì để “xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”?(0,5điểm)

Phần làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận chia sẻ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:

“Đời người cũng như một bài thơ, giá trị không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước.

Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

……………………………..Hết…………………………….

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,5 điểm và không làm tròn.

 

YÊU CẦU CỤ THỂ

PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là nghị luận. Mở đầu tác giả nêu luận điểm, tiếp đó dùng lí lẽ và dẫn chứng từ thực tế để làm sáng tỏ luận điểm.

Mức đầy đủ: trả lời đúng như đáp án trên

Mức không đầy đủ: nêu được 1 trong 2 ý trên

Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 2: (1,0 điểm)

Trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước” tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. tác dụng nhấn mạnh tính chất, mức độ của lòng yêu nước, làm nổi bật lòng yêu nước của nhân dân ta.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên. (1,0 điểm)

+ Mức không đầy đủ: nêu đúng biện pháp tu từ, nêu được hiệu quả nghệ thuật nhưng không đầy đủ (0,5 điểm) /nêu đúng biện pháp tu từ, nhưng chưa nêu được tác dụng.(0,25 điểm)

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 3:(1,0 điểm)

Tác giả sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc câu: Từ ….đến…”. Cách diễn đạt này có tác dụng : chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta, nhấn mạnh tính chất phổ biến, rộng khắp của lòng yêu nước : ở mọi nơi, ở mọi tầng lớp nhân dân.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên.

+ Mức không đầy đủ: nêu đúng biện pháp tu từ, nêu được hiệu quả nghệ thuật nhưng không đầy đủ (0,5 điểm) /nêu đúng biện pháp tu từ, nhưng chưa nêu được tác dụng.(0,25 điểm)

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 4: (0,5 điểm)

– Hs nêu được những việc làm hữu ích, lối sống, suy nghĩ và hành động đẹp, sống có lí tưởng và cống hiến… Phê phán những biểu hiện tiêu cực.

– Viết đúng hình thức đoạn văn và trình bày suy nghĩ một cách thuyết phục.

Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):

– Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Giá trị cuộc sống của con người là ở sự cống hiến cho cuộc đời.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

– Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

Gi¶i thÝch (0,25 điểm)

§êi ng­êi còng nh­ mét bµi th¬ lµ c¸ch kh¼ng ®Þnh gi¸ trÞ cuéc sèng cña con ng­êi. Mçi ng­êi sinh ra ®Òu ®­îc tr©n träng vµ ®Òu ®Ñp nh­ mét ¸ng th¬ cuéc sèng, “Cao c¶ thay chøc vÞ lµm ng­êi trªn Tr¸i ®Êt” (Gooc-ki).

– Tuy nhiªn, gi¸ trÞ cuéc ®êi cña con ng­êi kh«ng phô thuéc vµo thêi gian sèng mµ phô thuéc vµo hµnh ®éng sèng, sù cèng hiÕn.( kh«ng tuú thuéc vµo sè c©u )

Bàn luận (0,75 điểm)

– Cuéc ®êi mçi con ng­êi sinh ra, tr­ëng thµnh cho ®Õn khi nh¾m m¾t xu«i tay lµ mét quá tr×nh h×nh thµnh, hoµn thiÖn vµ kh¼ng ®Þnh nh©n c¸ch. Mçi ng­êi cã mét c¸ tÝnh, mét phong c¸ch sèng, mét h×nh thøc sèng (kÜ n¨ng sèng) thÓ hiÖn qua suy nghÜ, hµnh ®éng vµ cèng hiÕn.

– ChØ ng­êi nµo biÕt sèng ®óng, sèng ®Ñp míi ®­îc mäi ng­êi tr©n träng vµ ngîi ca. (®Ñp nh­ gi¸ trÞ cña bµi th¬). Gi¸ trÞ cuéc sèng cña con ng­êi lµ chÊt l­îng cuéc sèng, lµ sù cèng hiÕn, lµ nh©n c¸ch (Lý t­ëng sèng, hµnh vi sèng, n¨ng lùc sèng…). Gi¸ trÞ cuéc sèng cña mçi ng­êi kh«ng phô thuéc vµo h×nh thøc sèng, c¸ch thøc sèng, nghÖ thuËt sèng mçi ng­êi theo ®uæi (sè c©u nhiÒu hay Ýt cña mét bµi th¬ ).

– Mét cuéc ®êi ®Ñp lµ cuéc ®êi biÕt sèng cã lÝ t­ëng, hoµi b·o, biÕt suy nghÜ vµ hµnh ®éng, biÕt sèng ®Ñp. Trong thùc tÕ, cã nh÷ng cuéc ®êi dï ng¾n ngñi nh­ng sèng cã lý t­ëng cao ®Ñp, cã nhiÒu cèng hiÕn cho nh©n lo¹i vÉn ®­îc ng­êi ®êi biÕt ¬n vµ tr©n träng. Cã nh÷ng ng­êi sèng l©u nh­ng cuéc sèng mê nh¹t, v« Ých, sèng thõa, sèng vÞ kØ ch¾c ch¾n hä lµ nh÷ng ng­êi bÞ l·ng quªn. Cuéc sèng cña hä chØ lµ sù tån t¹i.

– Trong x· héi hiÖn ®¹i, con ng­êi c¸ nh©n ®­îc ®Ò cao. V× thÕ, mçi ng­êi cÇn biÕt sèng ®Ñp, sèng cã Ých.

–  Tõ ®ã, häc sinh phª ph¸n nh÷ng quan ®iÓm sèng ch­a ®Ñp, tÇm th­êng chØ chó träng nghÖ thuËt sèng, h×nh thøc sèng mµ xem nhÑ lý t­ëng, hµnh vi, nh©n c¸ch.

– Liªn hÖ nhËn thøc vµ hµnh ®éng cña b¶n th©n.

d) Sáng tạo (0,25 điểm)

– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

– Không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Câu 2. (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” , “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp”

– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):

– Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

++ Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.

++ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.

+ Giải thích:  (0,5 điểm)

++ “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp.

++ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại.

+ Phân tích, chứng minh:

++ Phân tích, chứng minh:(2,0 điểm)

– Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước: Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, …

– Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp.

Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa.

Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ…

+ Bình luận: (0,5 điểm)

++ Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung nhau, cùng khẳng  định những  đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn.

++ Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Nguồn bài viết :SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC

Comments

comments