fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Văn Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2017 – Đề số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2017 – Đề số 2

0

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA  NĂM 2017                  

Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)                                                           

              Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

Vừa qua, lần đầu tiên người dân cả nước chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Thủ tướng trên ti-vi. Lời tuyên thệ và phát biểu nhậm chức của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bao quát và hội tụ được những tư tưởng và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về chiến lược và chính sách quản lý phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh mới. Đặc biệt, hai thông điệp nổi bật rất đáng chú ý là: Thứ nhất, Chính phủ và Thủ tướng sẽ nghiêm túc lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đồng bào, cử tri cả nước, khắc phục hạn chế, yếu kém…; Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an ninh, an toàn cho người dân…

(Nguyễn Minh Phong, Báo Nghệ An, số 10663, ra ngày 10.4.2016)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? (0,25 điểm)

Câu 2. Nội dung chính của văn bản ? (0.5 điểm)

Câu 3. Nhận xét thái độ của tác giả khi đề cập đến sự kiện thời sự trên ? (0,25 điểm)

Câu 4. Nội dung nào trong thông điệp của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà anh (chị) tâm đắc nhất ? (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng)  (0,5 điểm)

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai mình đang theo học, Tổng thống Abraham Lincoln (1809-1865) viết:

    Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh…

(Theo Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
    Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về nguyện vọng của vị Tổng thống ?

Câu 2. (5,0 điểm)

Tình cảm của tác giả đối với quê hương Việt Bắc trong đoạn thơ sau

                                          Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bn khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

                                           Nhớ từng rừng nứa bờ tre

                                     Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

                                          Thương nhau, chia củ sắn lùi

                                    Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

          (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

 

—– Hết —–

ĐÁP ÁN

Đọc hiểu
1 Phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc phong cách ngôn ngữ chính luận)
2 Ghi lại sự kiện lễ tuyên thệ nhậm chức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng thời khái quát hai thông điệp nổi bật trong lời tuyên thệ và phát biểu nhậm chức của tân Thủ tướng.
3 Thái độ của tác giả: hào hứng, kì vọng… vào bối cảnh mới của đất nước gắn liền với nhiệm kì mới của tân Thủ tướng.
4 – Lựa chọn được nội dung trong thông điệp của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà thí sinh tâm đắc nhất.
– Nêu lí do thuyết phục để khẳng định sự lựa chọn theo quan điểm riêng của bản thân.
– Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, không mắc lỗi chính tả

Làm văn
1

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
1. Giải thích:
Nguyện vọng của vị Tổng thống: Đề nghị nhà trường dạy cho con mình, cũng là dạy cho học sinh biết thu nhận kiến thức từ sách vở, đồng thời có kĩ năng nhận thức, khám phá đời sống với một tâm hồn nhạy cảm, biết tự minh khám phá ý nghĩa của cuộc sống và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
2. Bàn luận:
– Khẳng định nguyện vọng của người viết gắn liền với quan niệm đúng đắn. Trong thời đại ngày nay, quan niệm ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị:
+ Tri thức sách vở là vô cùng quan trọng, vì ờ đó có cả một “thế giới kì diệu”. Thầy là người giúp học sinh khám phá “thế giới kì diệu” ấy.
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống cũng quan trọng không kém. Ở đó, vai trò của sự tự học, tự chiêm nghiệm và “lặng lẽ suy tư” của chính người học là con đường quan trọng nhất để khám phá những “bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”.
– Mở rộng:
+ Mối quan hệ giữa tri thức sách vở đời sống: Tri thức sách vở là điểm tựa, là cơ sở để con người mở ra thế giới bí ẩn của cuộc sống. Khi sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống được khám phá thì nó lại quay trở về thế giới sách vở, thành một phần của thế giới ấy, làm cho thế giới ấy kì diệu hơn, phong phú hơn.
+ Phê phán những người hài lòng với sự an toàn của tri thức sách vở, chưa thực sự “suy tư” về cuộc sống.
3. Liên hệ bản thân. Bài học nhận thức và hành động:
– Liên hệ bản thân.
– Bài học:
+ Phải có sự gắn bó giữa tri thức sách vở và tri thức đời sống.
+ Biết yêu cuộc sống, biết nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật xung quanh ta.
+ Người thầy nói riêng, hệ thống giáo dục nói chung cần dạy học sinh vừa biết tiếp nhận tri thức sách vở, vừa có kĩ năng đối mặt với tri thức đời sống.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
2
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài :

+Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận:  Tình cảm của tác giả đối với quê hương Việt Bắc trong đoạn thơ

Thân bài :

1.. Ý khái quát

– Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954),tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.
– Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ bùi”. Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi…

-Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu –  đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” vào tháng 10-1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc”, một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Phân tích

a Tình cảm của tác giả đối với quê hương Việt Bắc:
– Nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng, thể hiện tình cảm thủy chung, ân nghĩa với quê hương Việt Bắc (điệp từ nhớ, từ nhớ từng được lặp lại nhiều lần, hình ảnh so sánh Nhớ gì như nhớ người yêu, giọng điệu khẳng định mạnh mẽ: Ta đi ta nhớ…)
– Cảm xúc say đắm trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc, bộc lộ tình yêu thiết tha, trìu mến với đất nước và con người nơi đây.
+ Say đắm trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên (các địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê; hình ảnh bản khói cùng sương, Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương, rừng nứa, bờ tre…) -> Không gian núi rừng vừa thơ mộng, êm đềm, vừa rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ…
+ Say đắm trước vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt (Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về) -> Tái hiện được bức tranh sinh hoạt của đồng bào Việt Bắc rất gần gũi, thân thuộc, giàu chất thơ.
– Niềm xúc động lớn lao và lòng biết ơn sâu sắc trước tình nghĩa yêu thương, đồng cam cộng khổ của con người Việt Bắc (Ta đi ta nhớ những ngày… chăn sui đắp cùng.)
2. Mở rộng, nâng cao:
– Nghệ thuật thể hiện:
+ Thể thơ
+ Hình ảnh thơ gợi cảm, được chắt lọc từ cuộc sống sinh hoạt và thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gợi hình, gợi cảm.
+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ (so sánh, điệp, liệt kê…).
+ Giọng điệu trữ tình vừa say mê vừa hoài niệm thiết tha.
+…
– Thế giới tình cảm phong phú, sâu nặng của tác giả gắn liền với nghĩa tình cách mạng và kháng chiến, góp phần khơi dậy trong lòng người đọc tình cảm với Việt Bắc nói riêng, với quê hương đất nước nói chung.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Comments

comments